Thực trạng quản lý sử dụng nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải thăng long (Trang 56 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Thực trạng quản lý sử dụng nguồn tài chính

Tương ứng với thực trạng hoạt động nguồn tài chính, thì việc sử dụng nguồn tài chính tại Nhà trường bao gồm: nguồn chi sự nghiệp và nguồn chi hoạt động SXKD&DV

Trường TCN GTVT Thăng Long thực hiện chi sự nghiệp theo quy định. Không có hoạt động chi không thường xuyên vì không có đơn đặt hàng của Nhà nước, chỉ có hoạt động chi thường xuyên. Trong giai đoạn 2018 - 2020 nguồn chi thực tế bao gồm:

Chi thanh toán cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản theo lương Chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác chuyên môn:

Chi phí chung : dịch vụ công cộng, tiền điện, tiền nước, vệ sinh, môi trường, tiền điện thoại, cước phí bưu chính, hội nghị, vật tư văn phòng, văn phòng phẩm, ...

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn: vật tư dùng cho chuyên môn ngành, Xăng, dầu học viên thực tập, in ấn, photo tài liệu, bảo hộ lao động, thanh toán họp đồng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ....

Chi phí sừa chữa thường xuyên phục vụ công tác chuyên môn: Ô tô con, ô tô tải, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, điều hòa nhiệt độ, thiết bị tin học, đường điện, cấp thoát nước, máy phát điện, máy bơm nước,...

Chi phí thuê MMTB, chuyên gia: thuê thiết bị các loại, thuê chuyên gia và giảng viên trong nước, thuê lao động trong nước,...

Các khoản chi phí khác: kỷ niệm các ngày lễ lớn, tiếp khách, công tác Đảng tại cơ sở,...

Định mức các khoản chi được xây dựng chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ

của Nhà trường.

Với lĩnh vực hoạt động SXKD&DV là liên kết đào tạo sử dụng phòng học, dịch vụ lặn thi công các công trình, dịch vụ kiếm tra thân tàu. Nguồn thu tài chính này, ĐVSN sè đưa ra phương án hạch toán riêng bao gồm: Chi phí Khấu hao TSCĐ

Chi phí tiền lương và các khoản theo lương cán bộ quản lý Chi phí sửa chữa chống xuống cấp TSCĐ

Chi phí khác: vật tư, tiền công, công tác phí,.. .phục vụ SXKD&DV.

Bảng 3.4: Các khoản chi của Trường TCN GTVT Thăng Long giai đoạn 2018-2020

STT Nội dung chi Năm 2018 Tỷ trọng % Năm 2019 Tỷ trọng % m 2020 Tỷ trọng % So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Tuyệt đốÍ(±) T ưong đối(%) Tuyệt doi(±) T ương đối(% )

I CHI Sự NGHIỆP THƯỜNG XUYÊN 6,027 78% 6,752 77% 5,375 78% 725 12% -1,377 -20%

1 Chi thanh toán cá nhân 2,297 30% 2,531 30% 2,652 39% 234 121 2

Chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ phục vụ công

tác chuyên môn 3,349 44% 3,768 43% 2,491 36% 419 -1,277 2.1 Chi phí chung 818 11% 879 10% 326 5% 61 -553 2.2 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 1,129 15% 1,342 15% 843 12% 213 -499 2.3 Chi sửa chừa TX phục vụ công tác chuycn môn 154 2% 246 3% 47 1% 92 -199 2.4 Chi phí thuê MMTB, chuyên gia 1,248 16% 1,301 15% 1,275 19% 53 -26 3 Các khoản chi phí khác 381 5% 453 4% 232 3% 72 -221

II CHI HOAT ĐÔNG SXKD&DV■ e 1,658 22% 1,978 23% 1,508 22% 320 19% -470 -24%

1 Chi phí Khấu hao TSCĐ 154 2% 154 2% 108 2% 0 -46 2 Chi tiền lưong và các khoản cán bộ quản lý 1,026 13% 1,132 13% 1,166 17% 106 34 3 Chi phí sửa chữa chốnẹ xuống cấp TSCĐ 344 4% 344 4% 0 0% 0 -344 4 Chi phí khác: vật tư, tiền công, công tác phí... 135 2% 349 4% 235 3% 214 -114

TÔNG = I + II 7,685 100

% 8,731 100% 6,883 100% 1,045 31% -1,847 -44%

5 F

(Nguôn: Phòng Kê toán - tài chính, Trường TCN GTVT Thăng Long)

Qua nghiên cứu tại hình 3.6 ta thây: Cơ câu hoạt động chi sự nghiệp và chi hoạt động SXKD&DV ổn định qua các năm: nguồn chi sự nghiệp chiếm khoảng 77-78% trong tổng chi, chi hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 22-23%

9

trong tông chi.

■ CHI HOẠT ĐỘNG SXKD&DV

■ CHI Sự NGHIỆP THƯỜNG XUYÊN

78%

77%

78%

Hình 3.6: Cơ câu hoạt động chi chính năm 2018-2020

(Nguồn tác giả tông hợp)

Diễn biến của các khoản mục chi phí đối với hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng chi giai đoạn 2018-2020 cụ thể như sau:

3.2.2.1 Nguồn chi sự nghiệp

Khoản mục chi thanh toán cá nhân’, chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lưong đối với công chức, viên chức và lao động họp đồng.

Tiên lương hiện đơn vị đang chi trả theo ngạch bậc, hệ sô lương của giáo viên, cán bộ công nhân viên biên chế và hợp đồng làm việc tại Nhà trường trên cơ sở bảng chấm công thực tế ngày làm việc và xếp loại lao động hàng tháng. Tiền công thì được chi trả theo họp đồng lao động với khối lượng công việc cụ thể phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị.

Các khoản phụ cấp theo lương hiện đơn vị đang chi trả bao gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm. Trong đó Phụ cấp chức vụ được chi cho cán bộ cấp

phó phòng trở lên, phụ câp ưu đãi nghê và thâm niên nghê được chi trả cho đôi tượng cán bộ, viên chức giữ ngạch giáo viên nghề nghiệp, Phụ cấp kiêm nhiệm dành cho đối tượng thực hiện các nhiệm vụ Đảng, Đoàn thể. Đối với việc thực hiện thanh toán phụ cấp lương được đàm bảo thực hiện theo đúng chế độ, phù hợp với thực tiễn phát sinh và tuân thủ đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Các khoản đóng góp theo lương: Đây là khoản chi theo chế độ quy định của Nhà nước bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản chi này được tính, trích trên tiền lương theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước. Hàng tháng, Nhà trường trích 24% từ quỹ lương (trong đó 18% bảo hiểm xã hội; 3% bảo hiểm y tế; 2% kinh phí công đoàn; 1% bảo hiểm thất nghiệp) và khấu trừ 10,5% (trong đó 8% bảo hiểm xã hội; 1,5% bảo hiểm y tế; 1% bảo hiểm thất nghiệp) trên tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả người lao động theo quy định. Trong giai đoạn 2018-2020, cùng với gia tăng của quỹ chi lương, các khoản chi đóng góp đang có xu hướng tăng lên. Đây là mức tăng phù hợp với thực tế của đơn vị do hàng năm đều có sự biến động về số lượng tuyền sinh và các chế độ nâng ngạch lương, bậc lương cán bộ giáo viên và người lao động.

Qua bảng số liệu 3.4: Các khoản chi, thấy được khoản mục chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn chi. Năm 2018: 2,297 triệu đồng chiếm 30% tổng chi, năm 2019: 2,531 triệu đồng chiếm 29% tổng chi, năm 2020: 2,652 triệu đồng chiếm 39% tổng chi.

Khoản mục chi phí này tăng qua các nàm: năm 2019 tăng 234 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 121 triệu đồng so với năm 2019. Nguyên nhân tăng:

Mức lương cơ sờ tăng: Thực hiện nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sờ được tính tăng từ 1.300 nghìn đồng/tháng thành 1.390 nghìn đồng/tháng từ ngày 01/7/2018, Nghị định số 38/2019/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 quy định mức lương cơ sở tăng từ 1.390 nghìn đồng/tháng thành 1.490 nghìn đồng/tháng. Việc thực hiện các Nghị định trên tác động khiến chi phí tiền lương và các khoản đóng góp theo lương giai đoạn các năm 2018-2020 của đơn vị cũng tăng lên.

Hệ sô lương tăng: Theo quy định của Luật lao động, Luật Viên chức, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; các Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các Thông tư của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, hàng năm đều có các trường họp thuộc diện được nâng bậc lương, chuyển ngạch lương (giáo viên nghề nghiệp, chuyên viên), thực hiện các quy định của Nhà nước, Nhà trường đà quyết định điều chỉnh hệ số lương theo đúng quy định hiện hành, do đó nhiệm vụ chi tiền lương cũng có xu hướng tàng.

Mức tăng của năm 2019 so với năm 2018 lại nhiều hơn mức tăng của năm 2020 so với năm 2019 vì: năm 2020 tuy mức lương cơ sở tăng, nhưng các khoản phụ cấp lương như phụ cấp ưu đãi nghề 30% của giáo viên, các khoản khác như tiền công trả cho giáo viên thỉnh giảng sẽ giảm, chi vượt giờ giảng là không có vì số lượng tuyển sinh nghề dài hạn và ngắn hạn giảm sút.

Khoản mục chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác chuyên môn:

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tống chi. Khoản chi này mang tính đặc thù của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sự nghiệp, trong lĩnh vực GDNN đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo của Nhà trường và nhóm chi này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và quy mô đào tạo, số lượng học viên. Chính vì vậy mà xu hướng biến động của khoản mục chi phục vụ công tác chuyên môn này hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của nguồn thu hay số lượng tuyền sinh dài hạn và ngắn hạn các nghề đào tạo qua các năm. Cụ thể: tại bảng 3.4 năm 2019 so với năm 2018 tăng 419 triệu đồng, năm 2020 so với năm 2019 giảm 1,277 triệu đồng, xu hướng tãng giảm này theo biến động của nguồn thu sự nghiệp.

■ 2020

■ 2019

■ 2018

Hình 3.7: Hoạt động chi phục vụ công tác chuyên môn năm 2018-2020

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Theo hình 3.7: Trong khoản mục chi thanh toán phục vụ nghiệp vụ chuyên môn: chi phí nghiệp vụ chuyên môn (mua vật tư học viên thực hành, in ấn photo tài liệu, bảo hộ lao động...), chi phí sửa chừa thường xuyên phục vụ công tác chuyên môn, chi phí thuê MMTB, chuyên gia là những khoản chi chủ đạo. Khoản mục này cũng có xu hướng tăng giảm qua các năm theo biến động của nguồn thu. Nhưng đáng chú ý nhất là khoản mục chi phí thuê MMTB, chuyên gia có xu hướng tăng giảm rất nhở. Năm 2018: 1.248 triệu đồng, năm 2019: 1.301 triệu đồng, năm 2020: 1,275 triệu đồng.

Năm 2020 cơ cấu khoản mục chi phí này còn có xu hướng tăng lên là 19% trong tổng chi phí (năm 2019: 15%). Chi phí này dùng chủ yếu để phục vụ đào tạo nghề lặn, nó bao gồm: thuê thiết bị phục vụ đào tạo lặn, thuê tàu cho học viên thực tập tại biển, thuê bể bơi để thực hành lặn, thuê chuyên gia giảng dạy nâng cao về lý thuyết và thực hành lặn biển. Tổng thu từ đào tạo nghề lặn dài hạn (TCN) qua các năm có xu hướng giảm mạnh nên chi phí này cho hoạt động nghề lặn dài hạn là rất ít bị ảnh hưởng. Khoản mục chi phí này chủ yếu là chi cho đào tạo nghề lặn ngắn hạn. Chính vì vậy xu hướng tăng giảm của nguồn thu đào tạo nghề ngắn hạn, quyết định xu hướng của khoản mục chi này.

Mặt khác, biến động của khoản thu đào tạo nghề lặn ngắn hạn mạnh, trong khi biến động của khoản chi này lại rất nhỏ: số liệu tại bảng 3.1 thu đào tạo nghề lặn ngắn hạn năm 2019 so với năm 2018 tăng 690 triệu (24%), năm 2020 so với 2019 giảm 240 triệu (7%) nhưng số liệu tại bảng 3.4 chi phí thuê MMTB, chuyên gia năm 2019

tăng 53 triệu (4%) so với năm 2018, năm 2020 so với 2019 giảm 26 triệu (2%). Ta thây được rằng nếu tăng số lượng học viên học các nghề lặn ngắn hạn lên càng nhiều, chi phí dành cho nghề này không bị tăng nhiều. Tức là quy mô đào tạo càng nhiều, chi phí trên 1 học viên lặn càng được giảm đi. Tiếp theo là cải thiện tình trạng tuyển sinh nghề lặn dài hạn, bởi mang lại doanh thu cao mà chi phí bỏ ra lại thấp.

Khoản mục chi phí chung (dịch vụ công cộng, vật tư, VPP, thông tin...) trong chi thanh toán hàng hóa dịch vụ và khoản mục chi phí khác (kỷ niệm các ngày lễ

lớn, tiếp khách, công tác Đảng tại cơ sở...)

Qua Bảng số liệu 3.4 cho thấy tống các khoản chi phí chung, chi phí khác có cơ cấu trong tổng chi giảm dần qua các năm, cụ thể: qua các năm 2018-2020 chi phí chung chiếm tỷ trọng trong tổng chi lần lượt là: 11%, 10%, 5%, chi phí khác chiếm tỷ trọng trong tổng chi lần lượt là: 5%, 4%, 3%.

Có thể thấy rằng từ năm 2018, phần lớn các nội dung chi giảm, nguyên nhân do từ năm 2018 Nhà trường đã phát động tinh thần tiết kiệm triệt để trong công tác hoạt động chung: sử dụng văn phòng phẩm tiết kiệm, không mua tràn lan, tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm trong chi các ngày lễ lớn, chi tiếp khách khi thật cần thiết do đó một số khoản chi đã giảm đi.

3.2.2.2 Nguồn chỉ hoạt động SXKD&DV

Ngoài hoạt động chi sự nghiệp, đơn vị có hoạt động chi SXKD&DV. Các

> 9

khoản mục chi trong nguôn này được thê hiện như sau:

■ Năm 2018

■ Năm 2019

■ Năm 2020

Hình 3.8: Hoạt động chi SXKD&DV năm 2018-2020

(Nguồn tác giả tông họp)

Chi phí Khâu hao TSCĐ

Các tài sản phục vụ hoạt động liên kết đào tạo và sản xuất dịch vụ đều được JL • • • • • • • • trích khấu hao theo Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quàn lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, ĐVSN công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Tiền trích khấu hao tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

Qua hình 3.8 ta thấy, khoản mục chi phí này ốn định qua các năm (chiếm khoảng 2% cơ cấu tổng chi), số tiền trích khấu hao sể phụ thuộc tình hình thực tế sử dụng các tài sản cố định phục vụ cho thuê, liên doanh, liên kết.

Chi phí sửa chữa chống xuống cấp TSCĐ, Chi phỉ khác', vật tư, tiền công, công tác phí... Đây là hai khoản mục chi phí mà Nhà trường thực hiện theo thực tế nguồn thu của hoạt động SXKD&DV. Năm 2020 khi nguồn thu hoạt động liên kết sử dụng phòng học bị giảm mạnh so với năm 2018, 2019: 500 triệu đồng. Nhà trường đã quyết định tạm ngừng kinh phí cho hoạt động chi chống xuống cấp. Đây cũng là quyết định đúng đắn kịp thời trong quản lý tài chính của đơn vị. Khoản mục các khoản chi phí khác được sử dụng tiết kiệm, hợp lý phù hợp với nguồn thu dịch vụ cung ứng thợ lặn, kiểm tra thân tàu.

Chi phí tiền lương và các khoản theo lương cán hộ quản lý

Quỹ lương cùa đơn vị được phân bố chi từ hai nguồn: hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD&DV. Các cán bộ quản lý được phân bổ lương vào nguồn hoạt động SXKD&DV. Giống như với hoạt động chi sự nghiệp, tiền lương và các khoản theo lương đều được thực hiện theo quy định Nhà nước.

Qua bảng số liệu ta thấy chi phí tiền lương và các khoản theo lương cùa cán bộ quản lý cũng có xu hướng tăng qua các năm giống với ở hoạt động sự nghiệp, số liệu tại bảng 3.4: Năm 2019 tăng so với năm 2018: 106 triệu đồng, năm 2020 tăng so với năm 2019: 34 triệu đồng. Đặc biệt tại hình 3.8 ta thấy: trong chi hoạt động

SXKD&DV năm 2020 so với năm 2019 tât cả các khoản mục đêu có xu hướng giảm theo xu hướng giảm của nguồn thu, chỉ có duy nhất khoản mục tiền lương cho cán bộ quản lý vẫn tăng. Nguyên nhân tăng do: hệ số lương, mức lương cơ sở tăng. Tức là chi phí lương cho cán bộ quản lý không bị ảnh hưởng bởi thực trạng nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải thăng long (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)