6. Kết cấu của luận văn
3.3.1 Công cụ chính sách pháp luật
Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập. Nhà trường đã thực hiện xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ, săp xêp bộ máy, tuyên dụng cán bộ, chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và trích lập sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) để phát triển nhà trường.
Thực hiện Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 cùa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Nhà trường đà xây dựng phương án tự chủ về quản lý sừ dụng tài sản Nhà nước vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê để tận dụng cơ sở vật chất, tránh thất thoát lãng phí tài sản công.
Cụ thể trong các hoạt động đơn vị chủ động thực hiện :
về thực hiện nhiệm vụ Nhà trường đã thể chế hóa tất các các hoạt động dưới hình thức văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm việc trong nhà trường.
về tổ chức bộ máy đơn vị chủ động thành lập mới, sáp nhập hay giải thể các tố chức sự nghiệp trực thuộc trường. Năm 2017 Nhà trường đã quyết định thành lập mới: Trung tâm Huấn luyện Lặn với chức năng, nhiệm vụ chuyên đào tạo lý thuyết và thực hành nghề lặn, thi công các công trình biển và cung cấp nhân lực thợ lặn.
về biên chế: Nhà trường tự quyết định số người làm việc trong đơn vị, xây dựng đề án vị trí việc làm và tự chịu trách nhiệm với việc quản lý, sử dụng, tuyền dụng mới cán bộ, giáo viên, lao động. Hiệu trưởng được quyền quyết định ký hợp đồng, tổ chức thi tuyển viên chức, ký hợp đồng thuê khoán đối với các công việc không cần thiết bố trí biên chế.
về tài chính: Trường có thể liên doanh, liên kết với các tố chức cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ, được vay vốn của các tổ chức tín dụng cũng như được phép huy động vốn của cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng, nâng cao hoạt động sự nghiệp. Nhà trường đã liên doanh, liên kết cho thuê cơ sở vật chất với đơn vị có ngành nghề kinh doanh phù hợp để phát triển hoạt động dạy nghề cho đơn vị. Hiệu trưởng Nhà trường được quyền tự quyết định một số mức chi quản lý và chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định, được quyết định khoán chi phí cho từng bộ phận đơn vị
trực thuộc. Đặc biệt được toàn quyên quyêt định mức thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong năm sau khi thực hiện trích lập quỹ theo quy định. Các khoản mục và mức chi được Hiệu trưởng thống nhất với bộ phận Công Đoàn trong quy chế chi tiêu nội bộ. Với các khoản chi có mức chi khác với nội dung ở quy chế chi tiêu nội bộ, Hiệu trưởng có quyền ra quyết định để thực hiện chi và tự chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Tuy nhiên việc Nhà nước chưa ban hành co chế tự chủ đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập, bảo đảm trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo nghề. Đơn vị chù quản là Tồng cục Đường bộ Việt Nam không đưa ra những hướng dẫn chi tiết đế đơn vị thực hiện. Nhà trường thiếu đi hành lang pháp lý.