6. Kết cấu của luận văn
2.2.3 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là việc thu thập, tổng hợp, xử lý và tính toán số liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu, dự đoán và ra quyết định.
2.2.4 Phương pháp phân tích và tằng hợp
Phương pháp phân tích và tống hợp dữ liệu gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đối tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tống hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù để đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.
Phân tích và tổng hợp dữ liệu thể hiện trong quá trình nghiên cứu, trong sự thống nhất và mối liên hệ toàn bộ không tách rời. Liên kết phân tích và tổng hợp cần thiết khi nghiên cứu các hiện tượng riêng biệt cũng như các kết quả chung cùa các hoạt động.
Khi phân tích có thể chi tiết các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo các hướng khác nhau như: yếu tố cấu thành, theo thời gian, theo địa điểm phát sinh.
Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tống thề cũng như xem xét mức độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời điềm hay mức độ đóng góp của từng yếu tố.
Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trường TCN GTVT Thăng Long.
2.2.5 Phương pháp so sánh
Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu thứ cấp, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của Trường TCN GTVT Thăng Long khi thực hiện cơ chế TCTC, tác giả sử
dụng phương pháp này đê so sánh các chi tiêu hoạt động và nguôn tài chính năm sau với năm trước để thấy được sự biến đổi theo chiều hướng tàng lên hay giảm sút qua các năm, từ đó phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, đề ra biện pháp khắc phục.
Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu được lựa chọn để so sánh đều đồng nhất về nội dung, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường.
Gốc đế so sánh: Căn cứ vào mục đích phân tích, có hai gốc so sánh được lựa chọn sử dụng trong luận văn là:
Trị số cùa các chỉ tiêu phân tích ờ một thời điểm trước, mà cụ thể thời điểm được chọn là nám 2020 nhàm xác định tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích.
Hiện nay, hai phương pháp so sánh thường xuyên được sử dụng là phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và phương pháp so sánh bằng số tương đối:
So sánh bằng số tuyệt đối: sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước cùa các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt giá trị các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Phương pháp này được thể hiện cụ thể qua các con số, là kết quả cùa phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu.
So sánh bằng số tương đối: dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phương pháp này tính theo tỷ lệ phần trăm và là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng thêm hai loại kỹ thuật phân tích như sau: Kỹ thuật phân tích dọc: được sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. Trong luận văn, kỹ thuật này được áp dụng khi xem xét cơ cấu các khoản thu và các khoản chi.
Kỹ thuật phân tích ngang: so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Kỹ thuật này được sừ dụng trong luận văn với mục đích so sánh chênh lệch về lượng của từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ.
Dựa vào các kỹ thuật phân tích này, tác giả sẽ đưa ra được sự so sánh và nhận
xét chính xác hơn về biến động của các tiêu chí đánh giá, cửa kết quả việc thực hiện quản lý tài chính tại Trường TCN GTVT Thăng Long, chỉ tiêu hay nội dung nào không đạt hiệu quả, có tác động như nào đến vấn đề nghiên cứu.
Áp dụng các phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu, từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại đơn vị từ năm 2018 đến nãm 2020, đưa ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện việc thực hiện TCTC tại Trường TCN GTVT Thăng Long.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã trình bày vê phương pháp nghiên cứu. Tác giả đã giới thiệu về quy trình nghiên cứu, nguồn dừ liệu sử dụng cũng như các phương pháp để thu thập được nguồn dữ liệu đó. Từ căn cứ là các tài liệu có sẵn và thu thập được có liên quan đến quản lý tài chính, tự chủ tài chính và Trường TCN GTVT Thăng Long trong giai đoạn 2018- 2020; tác giả sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
Chương thứ hai này sẽ là cơ sở để tác giả đi vào viết các chương tiếp theo đúng logic về nghiên cứu khoa học.
CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO co CHÉ Tự CHỦ TẠI TRƯỜNG TCN GTVT THĂNG LONG
3.1 Khát quát vê Trường TCN GTVT Thăng Long
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Trung cấp nghề GTVT Thăng Long trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải.
Tên tiếng Anh: Thang Long Vocational school of transport
Địa chỉ: tại 137 Tân Xuân - p. Đông Ngạc - Q.Bắc Tù Liêm- TP Hà Nội Số điện thoại: 04.38.362.998 số Fax: 04.38.389.949
Website: http://www.truongtrungcapgtvtthanglong.edu.vn Mã số thuế: 0100104041
Ngành, nghề lĩnh vực hoạt động:
Cãn cứ Giấy chứng nhận đăng kỷ hoạt động dạy nghề số 46/GCNĐKDN ngày 7 tháng 11 năm 2011 của Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội, Nhà trường đăng ký hoạt động dạy nghề bao gồm:
Lặn thi công, Hàn, Lắp đặt cầu, Vận hành máy thi công nền, Nề - hoàn thiện, Vận hành máy xây dựng, Vận hành cẩu, cần trục, cốt thép - hàn, Khảo sát địa hình, Điện công nghiệp, Sửa máy xây dựng, Lái cẩu, cấp thoát nước,Vận hành máy nâng chuyển Kỹ thuật sắt
Tất cả các nghề trên đều được đào tạo cấp chứng chỉ cho hệ trung cấp và sơ cấp nghề.
Ngoài ra, Nhà trường đào tạo các nghề ngắn hạn như, lớp lặn khảo sát cấp chứng chỉ Lloyd’s Register, lái máy, hàn công nghệ cao... đào tạo nâng bậc các nghề truyền thống và đào tạo liên kết các hoạt động đào tạo khác: nâng cao trinh độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, lao động theo yêu cầu cùa cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; tổ chức SXKD&DV theo nhu cầu xã hội đúng quy định của pháp luật.
Lịch sử phát triển của trường:
Trường được thành lập theo quyêt định sô 226 QĐ/TCCB, ngày 26/02/1985 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tên đầu tiên của Trường là: “Trường Công nhân kỹ thuật Thăng Long”.
Nãm 1993 Trường được đổi tên thành Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ Công trình Thăng Long.
Năm 2007 Trường được nâng cấp lên thành Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Thăng Long.
Năm 2013 theo Quyết định số 3555/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ GTVT về việc chuyển nguyên trạng Trường Trung cấp nghề GTVT Thăng Long trực thuộc Trường TCN GTVT Thăng Long về trực thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Trường được xếp hạng là trường hạng I theo Quyết định số 2566/QĐ TCCB- LĐ ngày 21 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phân hạng trường dạy nghề thuộc loại và Quyết định số 1390 ngày 8 tháng 06 năm 2006 của Bộ GTVT về việc xếp hạng 1 cho Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ công trình Thăng Long.
Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành GTVT và các thành phần kinh tế khác ở các cấp trình độ: Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và đào tạo nghề
dưới ba tháng theo các mô- đun nghề.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Trường là địa chỉ tin cậy trong đào tạo nghề. Kể từ khi thành lập, Nhà trường đã đào tạo được hơn 30.000 học sinh tốt nghiệp hệ chính quy dài hạn, học sinh hệ ngắn hạn, bổ túc, nâng cao tay nghề, đào tạo nghề chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu lao động, phát triển các chương trình đào tạo nghề có trinh độ quốc tế phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngành GTVT. Giúp phần đáng kể vào sự nghiệp đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một trong những cơ sở đào tạo thợ lặn đầu tiên của Việt Nam ở các cấp độ: trung cấp nghề và sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới ba tháng. Nhà trường phấn đấu không ngừng nghiên cứu chuyên sâu để giữ vừng uy tín và chất lượng đào tạo của
mình. Đặc biệt trong sô đó có hàng nghìn học sinh được đào tạo nghê lặn với các chuyên ngành như lặn thi công, lặn khảo sát, lặn quay phim chụp ảnh dưới nước, lặn hàn cắt kim loại dưới nước, sửa chừa mặt nạ lặn, chương trình về các độ lặn sâu, sử dụng khí hỗn hợp...Trong kế hoạch của năm 2021 và những năm tiếp theo Nhà trường phấn đấu xây dựng nghề lặn là nghề trọng điểm cấp Quốc gia, cấp Khu vực và cấp Quốc tế.
Cơ cấu tô chức và quản lý
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện tại của nhà trường được phân thành các phòng, khoa, trung tâm trực thuộc vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa thực hiện các hoạt động dịch vụ của nhà trường. Mô hình tổ chức tại Trường TCN GTVT Thăng Long như sau:
Hình 3.1: Sơ đô tô chức bộ máy
(Nguồn: Phòng Hành chính, Trường TCN GTVT Thăng Long)
Tại thời điểm 31/12/2020 , tổng số công chức, viên chức và lao động họp đồng
50 người. Trong đó:
Số biên chế được giao cùa trường: 20 người.
Số lao động hợp đồng có mặt đến 31/12/2020: 24 người. Trong đó: 20 người là Hợp đồng lao động không thời hạn, 4 hợp đồng lao động công việc.
Hợp đồng giáo viên thỉnh giảng là: 6 người
Chức năng của trường:
Trường TCN GTVT Thăng Long là cơ sở dạy nghề trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải.Trường chịu sự quản lý Nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.Trường là ĐVSN, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ mẫu Trường Trung cấp nghề ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3.1.2 Cư sở pháp lý về tự chủ tài chính của Nhà trường
Ngoài các căn cứ pháp lý chung về việc TCTC áp dụng đối với các ĐVSN công lập, Trường TCN GTVT Thăng Long có những căn cứ cụ thể như sau:
Quyết định số 2147/QĐ-BGTVT ban hành ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc quy định về phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, ĐVSN công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Văn bản số 4343/BGTVT-TC của Bộ GTVT ngày 26 tháng 04 năm 2018, căn cứ công vãn số 2761/TCĐBVN-TC ngày 15 tháng 05 năm 2018 cùa Tổng cục Đường bộ Việt Nam, về việc đẩy mạnh việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công và nâng cao năng lực quản trị của ĐVSN.
Quyết định số 2054/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc: Tạm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Trường TCN GTVT Thăng Long; Trường TCN GTVT Thăng Long được thực hiện phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đôi với loại hình ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên
3.2 Thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trường TCN GTVTThăng Long Thăng Long
3.2.1 Thực trạng quản lý nguồn tài chính
Là ĐVSN tự đảm bảo chi thường xuyên, nguồn tài chính của Trường TCN GTVT Thăng Long không bao gồm nguồn kinh phí do NSNN cấp. Nhà trường với hoạt động đào tạo nghề là nhiệm vụ chính trị then chốt. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả tăng thu nhập Nhà trường có hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, nguồn tài chính của đơn vị gồm 2 nguồn chính: nguồn hoạt động sự nghiệp, nguồn hoạt động SXKD&DV.
Nguồn thu sự nghiệp của Nhà trường bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
Thu học phí các lớp hệ TCN: Mức thu căn cứ khung học phí quy định cho từng hệ đào tạo tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về việc Quy định về thu , quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020-2021, thông tư số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về việc Quy định về thu , quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.Thông tư liên tịch số:29/2010/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính và Bộ LĐTB&XH. Thu lệ phí tuyển sinh: Mức thu căn cứ thông tư liên tịch số: 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/3/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh).
Thu học phí đào tạo các nghề hệ ngắn hạn'. Mức thu học phí đào tạo liên kết với các công ty, các cá nhân được căn cứ vào các quy định tại mức thu học phí các lóp chính quy và thu lệ phí dự thi, dự tuyển trên đây của Nhà nước cộng với các chi phí phát sinh do địa giới. Mức thu theo dự toán hợp đồng, thu theo thỏa thuận của người học nghề.
Thu KTX học sinh'. Theo mặt băng giá mức thu nhà trọ trong địa bàn là 200.000đ/HS/tháng đến 250.00đ/HS/tháng, chưa tính tiền sử dụng điện nước. Nhà trường thu mửc 170.000đ/HS/tháng.
Nguồn thu hoạt động SXKD&DV của Nhà trường bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
Liên kết sử dụng phòng học: Theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 cùa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: “ ĐVSN TCTC ngoài quyền được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cung cấp dịch vụ công theo nhiệm vụ Nhà nước giao (như ĐVSN chưa TCTC) còn có thêm quyền được sử dụng tài sản nhà nước vào các mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết, cho thuê theo quy định.” Từ đó, Nhà trường đã sử dụng tài sản nhà nước vào các mục đích hoạt động sản xuất kinh