6. Kết cấu của luận văn
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại cơ
GDNN công lập
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC trong các cơ sở GDNN công lập là cơ sở đế tác giả đánh giá việc thực hiện công tác lập kể hoạch tuyển sinh, đề ra phương án TCTC. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và giải pháp đề sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý tài chính nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Luận văn tác giả đề cập đến hai nhóm nhân tố: chủ quan và khách quan:
Hình 1.1: So’ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính theo CO’ chế tự chủ
(Nguồn: Tác giả tự tông hợp) 1.2.4.1 Nhân tố chủ quan
Chức năng nhiệm vụ, loại hình, quy mô đào tạo của từng trường
Tùy thuộc vào mồi giai đoạn phát triển cụ thế và căn cứ vào chức nàng đào tạo của từng trường và khả năng thu hút các đối tượng học viên vào học tại trường. Quy mô học viên có mặt tại trường sẽ tác động trực tiếp đến quy mô nguồn lực tài chính. Việc thu hủt được ít hay nhiều học viên rõ ràng chịu sự chi phối của ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu được giao cho các trường, nói cách khác là phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của từng trường. Và chính nhừng yếu tố này có
ảnh hưởng rất lớn đến quy mô các nguồn thu, nhiệm vụ chi của mỗi trường.
Chức năng nhiệm vụ đào tạo của mỗi trường quyết định các ngành đào tạo hay lĩnh vực đào tạo của trường. Mỗi lĩnh vực đào tạo của trường nếu như phù hợp với nhu cầu cùa người học, rộng hơn là phù hợp với nhu Cầu của xã hội sẽ mang lại nguồn thu cho trường và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài chính của trường đó. Và ngược lại, rõ ràng rằng vẫn phải đầu tư họp lý một số chi phí cho công tác đào tạo nhưng có ngành do không thu hút được người học dẫn đến không có được nguồn thu cần thiết để trang trải các chi phí nêu trên.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp do nhu cầu phát triền toàn diện nên một số trường vẫn cho tồn tại những ngành đào tạo không phù hợp, bám sát với chức năng, nhiệm vụ của trường. Trong trường hợp đó, thì chủ thể sử dụng cơ chế quản
lý tài chính sẽ phải có thêm nhiệm vụ cân đối thu chi giữa các ngành đào tạo.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hiện nay, học viên có nhu cầu được thực hành khi còn ngồi trên ghế nhà trường và việc thực hành phải gắn với thực tế. Việc thực hành của học viên có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Chính vì thế mà chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút số lượng học viên đăng ký vào học tại trường.
Nhưng tăng cường để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất sẽ đi đôi với tăng chi đầu tư. Như vậy, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị trực tiếp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của các trường thông qua chi đầu tư phát triền cơ sở vật chất, trang thiết bị và thu từ hoạt động đào tạo, ở số lượng người học và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Nghị định 16 đã mở ra cơ chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được do sử dụng có hiệu quả, họp lý, tiết kiệm chi mua sắm sửa các trang thiết bị tài sản sẽ hồ trợ cho việc cân đối nguồn lực phục vụ cho đầu tư trang thiết bị và tạo khả năng tăng quy mô của nhà trường.
ỉ.2.4.2 Nhân tố khách quan
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đât nước. Quá trình đổi mới này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của các cơ sở GDNN. Các nhân tố môi trường bên ngoài vừa tạo ra những ảnh hưởng tích cực vừa có thể gây ra những thách thức đối với quản lý tài chính trong ĐVSN công lập.
Biến động của môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biến động giá cả thị trường trên toàn càu và khu vực nói chung và đất nước nói riêng, với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao để kịp với thị trường, như cơ sở vật chất, đặc biệt là máy móc thiết bị không ngừng đổi mới. Với nguồn NSNN chi cho dạy nghề hàng năm tăng không nhiều, không đủ để bù trượt giá thị trường trong chi tiêu hành chính, đầu tư mua sắm...Vậy nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến các ĐVSN công lập trong đó cỏ lĩnh vực dạy nghề.
Anh hưởng của người học
Mức sống, thu nhập của người dân ảnh hưởng tới khả năng tài chính của người học. Mức sống của người dân tăng, người dân có ý thức cho con em mình tham gia học tập nâng cao kiến thức của bản thân và ngược lại. Đồng thời khi thu nhập cua người dân tăng, khả năng đóng góp tài chính của người học đối với các nhu cầu học tập tăng, các chính sách thu hút thêm nguồn thu nhu cầu đào tạo chất lượng cao thì các khoản dịch vụ phí cao.