Hiện trạng quy hoạch xây dựng đô thị huyện lỵ và điểm dân cư nông

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 27 - 30)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4.2. Hiện trạng quy hoạch xây dựng đô thị huyện lỵ và điểm dân cư nông

Trong nghị quyết số 26- NQ/TƯ (5/8/2008) tại Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ: Một trong những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong phát triển nông thôn là chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó đương nhiên bao gồm cả việc chưa hình thành một cách có hệ thống quan điểm lý luận về quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong một thời gian dài, từ 1990 đến nay, Việt Nam tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch xây dựng đô thị, thiếu sự tập trung thích đáng vào quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn. Nông thôn dần mất dần tính độc lập về hoạt động kinh tế - xã hội, trở thành sân sau của đô thị, trở thành thứ yếu, phụ thuộc vào đô thị, chờ đô thị phát triển đến. Khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa khu vực đô thị và nông thôn ngày càng lớn; dòng người từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng, dẫn đến hiện tượng quá tải về hệ thống hạ tầng trong khu vực đô thị, trong trường hợp này có thể nói: Nông thôn trở thành gánh nặng của đô thị.

Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn được lập chủ yếu cho khu vực đô thị, đến năm 2009 mới có các quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng cho quy hoạch xây dựng nông thôn.

Ngay trong lĩnh vực lý luận về quy hoạch xây dựng đô thị, được nhiều tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, cũng còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu giải quyết. Vì vậy, hiện nay ở Việt Nam, việc chưa hình thành một cách có hệ thống quan điểm lý luận có tính tiên phong về quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là thực tế.

1.4.2. Hiện trạng quy hoạch xây dựng đô thị huyện lỵ và điểm dân cư nôngthôn thôn

Các huyện nông thôn Việt Nam hiện nay về cơ bản bao gồm: Thị trấn (đô thị huyện lỵ) và các xã (điểm dân cư nông thôn). Chỉ có một số ít huyện có hai thị trấn. Về cấu trúc không gian, một huyện (vùng đồng bằng Bắc Bộ) thường có khoảng 20- 25 xã bao quanh hạt nhân không gian là đô thị huyện lỵ với bán kính của các xã vòng ngoài khoảng 10-20km.

1) Những vấn đề trong việc quy hoạch xây dựng đô thị huyện lỵ:

Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam được thực hiện theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD.

Việc lập quy hoạch xây dựng trong Quy chuẩn nêu trên được tiến hành cho các loại đô thị. Tuy vậy, mỗi loại đô thị do quy mô, tính chất khác nhau, không thể tiến hành quy hoạch theo một cách thức giống nhau.

Các đô thị cấp III trở lên đều hoạt động tương đối độc lập, hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật chủ yếu được thiết kế cho dân cư của chính bản thân đô thị đó, trước hết là hệ thống công trình dịch vụ đô thị. Hệ thống công trình dịch vụ này được chia thành hai cấp: Cấp đơn vị ở - còn được gọi là cấp thường xuyên và cấp đô thị - cấp không thường xuyên.

Trong khi đó, đô thị cấp IV, V (thị trấn) có vai trò khác hẳn các loại đô thị trên. Mặc dù có quy mô nhỏ về diện tích và dân số (1-2 vạn dân) song đô thị huyện lỵ lại có vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội cho toàn huyện. Vì vậy hệ thống các công trình dịch vụ cấp đô thị của đô thị này phải đáp ứng nhu cầu của số dân trong toàn huyện khoảng 10-20 vạn người, gấp từ 10-15 lần dân số của chính bản thân đô thị.

Đối với quy hoạch xây dựng các thị trấn, quy chuẩn quy hoạch xây dựng chưa chỉ rõ được khu vực lân cận nêu trên có phải của toàn huyện (đối với huyện chỉ có một thị trấn huyện lỵ) hay chỉ là các xã xung quanh thị trấn.

Ngay trong trường hợp đã tính đủ quỹ đất bố trí các công trình dịch vụ cấp đô thị (cấp không thường xuyên) để đáp ứng quy mô dân số cho toàn huyện, cũng dẫn tới những vấn đề về bán kính phục vụ của các công trình này đối với các điểm dân cư tại xã cách đô thị huyện lỵ 10-15 km.

Chính vì vậy, hệ thống các công trình phục vụ không thường xuyên đáp ứng nhu cầu bên ngoài của các đô thị huyện lỵ, vừa thiếu hụt về quy mô, vừa không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Điều này phản ánh phần nào bộ mặt của các thị trấn, phản ánh tình trạng thanh niên bỏ nông thôn ra đô thị, không phải ra thị trấn mà ra các đô thị có hệ thống công trình dịch vụ đô thị tốt hơn và đồng bộ hơn.

Vấn đề quy hoạch xây dựng hệ thống cây xanh công viên tại các thị trấn cũng tương tự như vấn đề quy hoạch xây dựng hệ thống công trình dịch vụ đô thị.

2) Những vấn đề trong việc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn - xã:

Nội dung quy hoạch xây dựng các xã thể hiện cụ thể trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – quy hoạch nông thôn QCVN 14: 2009/BXD. Quy chuẩn này được ban hành nhằm phục vụ cho đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, cấp xã theo chỉ đạo của chính phủ tại công văn số 3896/VPCP-KTN ngày 10/6/2009.

a) Về hệ thống các công trình dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng:

Trong quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, tại trung tâm xã có các công trình phục vụ sản xuất, tiêu dùng như cửa hàng phân bón, thuốc trừ sâu,… chợ, cửa hàng dịch vụ…

Cho dù hệ thống giao thông tiếp cận thuận lợi đến từng xã, nhưng do quy mô dân số trong từng xã quá ít, nên thị trường về dịch vụ sản xuất và tiêu dùng kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Không có nhà đầu tư nào xây dựng một cửa hàng lớn, tổ chức dịch vụ ngân hàng bảo hiểm, văn phòng giao dịch… chỉ để phục vụ cho số dân một xã khoảng 0.6-1 vạn người. Vì vậy tại trung tâm các xã chỉ có các cửa hàng của các tiểu thương với quy mô nhỏ, chủ yếu dạng cửa hàng kết hợp với nhà ở.

Điều này tác động bất lợi cho cả khu vực nông thôn lẫn khu vực đô thị. Hàng hoá sản xuất tại khu vực đô thị, đặc biệt là hàng tiêu dùng không tiếp cận được với thị trường nông thôn. Nông thôn - một thị trường rộng lớn về hàng tiêu dùng bỏ trống. Việt Nam vẫn phải tiếp tục kêu gọi, tuyên truyền cho việc “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Hàng hoá tiêu dùng tại khu vực nông thôn chủ yếu thuộc loại phục vụ cho nhu cầu cấp thiết, đơn điệu, ít chủng loại, hầu như không có hàng hoá cao cấp. Do thiếu dịch vụ về sản xuất và tiêu dùng như trong khu vực đô thị, nên tại đây nảy sinh tâm lý, lối suy nghĩ hạn chế nhu cầu dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng của chính người nông dân, duy trì lối suy nghĩ, hành động theo kiểu tự cung, tự cấp, không có khát vọng lớn để làm ra tiền đáp ứng các nhu cầu về tiêu dùng. Bản thân nông thôn thiếu động lực thực sự để phát triển.

b) Về quy hoạch xây dựng công trình tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp tại xã:

Theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tại tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch có một nội dung của tiêu chí: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, dịch vụ. Điều này dẫn đến xu hướng xã nào cũng quy hoạch khu vực dành cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Với quy mô trung bình một xã khoảng 6-8 nghìn dân, số lao động chiếm khoảng 50% vào khoảng 3-4 nghìn người. Dự kiến tỷ lệ lao động công nghiệp vào khoảng 30%, thì số lao động công nghiệp vào khoảng 0,9-1,2 nghìn người, tương ứng với nhu cầu diện tích đất xây dựng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào khoảng 10-12 ha.

Quy mô đất xây dựng công nghiệp khoảng 10-12 ha là quá nhỏ, khó thu hút các nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp vào đầu tư xây dựng. Nếu không có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ dẫn đến việc mỗi doanh nghiệp công nghiệp chiếm cứ một khu đất riêng, khó quản lý về mặt môi trường.

c) Về quy hoạch xây dựng đất ở mới, đất giãn dân:

Với tỷ lệ tăng dân số bình quân khoảng 1,5%/năm, với một xã có quy mô khoảng 6-8 nghìn dân, sau 10 năm số dân tăng thêm vào khoảng 1-1,2 nghìn người, tương ứng với quy mô nhu cầu đất ở mới vào khoảng 10-12 ha. Hiện tại, bố trí đất ở dãn dân xảy ra theo hai hướng: Một là người dân tự tách hộ, chia đất cho con cháu xây dựng nhà, hai là chính quyền xã quy hoạch một khu vực đất ở mới phục vụ cho việc dãn dân. Quỹ đất này thường được bố trí rìa làng, liền kề các khu vực làng xóm cũ.

Việc bố trí dãn dân như vậy trong rất nhiều trường hợp đã phá vỡ cấu trúc không gian làng xã truyền thống, đặc biệt là các làng cổ, làm mất đi nhiều giá trị vật thể về kiến trúc cảnh quan, và giá trị phi vật thể về văn hoá. Khu vực đồng bằng Bắc bộ thấy rõ cảnh này, ngôi làng cổ bên bờ sông Nhuệ với quần thể kiến trúc có tuổi đời hàng trăm năm đang thực sự bị xoá sổ.

Khu dân cư làng xã truyền thống và các khu dãn dân thường xây dựng theo kiểu đô thị với các nhà liền kế nhiều tầng dường như chẳng ăn nhập với nhau, kết quả là không rõ làng hay phố.

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w