VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN, TÔN TẠO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TẠ

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 57 - 59)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.8. VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN, TÔN TẠO VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TẠ

KHU VỰC NÔNG THÔN

2.8.1. Văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn chính là văn hóa làng xã

dân số khoảng 5,5 vạn người. Xã không chỉ là một đơn vị dân cư có tính hành chính mà còn là một kết cấu có tính cộng đồng cao về lãnh thổ, về kinh tế, về phong tục tập quán và tín ngưỡng.

Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trên nền lúa nước với sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp là đặc điểm cơ bản. Hoạt động dịch vụ phát triển ít.

Văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể. Giá trị vật thể cơ bản là cấu trúc không gian làng xã.

Cấu trúc không gian làng xã truyền thống tại khu vực huyện Gia Lộc có đặc điểm tương đồng với không gian làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ cả trên phương diện quy mô và và đặc điểm xây dựng. Chúng tạo nên diện mạo điển hình của không gian kiến trúc nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.:

- Nhà ở có kết cấu kiểu kèo cột gỗ hoặc tre, tường gạch, mái ngói. Về mặt quy hoạch có thể thấy nhà ở truyền thống không tiếp cận trực tiếp với đường giao thông xóm, nằm trong khuôn viên ao, vườn.

- Công trình hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế thường là các công trình thấp tầng, bố trí tập trung tạo thành trung tâm xã;

- Công trình tôn giáo tín ngưỡng: chùa, đình làng, đền, phủ, miếu mạo, nhà thờ họ, nhà thờ tổ… Đây là các công trình có ý nghĩa nhiều về phương diện văn hóa, kiến trúc và điêu khắc;

- Chợ: Do hoạt động tự cung tự cấp nên nhu cầu trao đổi hàng hóa không cao, nên chợ có thể họp theo phiên. Công trình chợ thường là tổ hợp các khối nhà một tầng, bán kiên cố.

- Các công trình như cổng làng, lũy tre bảo vệ…

- Các công trình giao thông (đường liên huyện, liên xã, liên thôn, ngõ), giếng làng và các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp (kênh mương, chuồng trại…); nghĩa trang, nghĩa địa;

- Không gian của hệ thống ao hồ, cây xanh đồng ruộng ngoài các khu vực dân cư.

2.8.2. Văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn đang ngày càng thay đổi do quá trình đô thị hóa và việc gia tăng dân số

Việt Nam và nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi toàn diện từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.

Sự đổi mới trong nền kinh tế kéo theo sự thay đổi sâu sắc bản thân xã hội nông thôn, thể hiện trước hết ở:

- Đời sống người dân tại khu vực nông thôn được cải thiện. Qua đó các sinh hoạt cộng đồng mang tính truyền thống được khôi phục lại, nhiều công trình tôn giáo tín ngưỡng được xây dựng;

- Sự phân hóa giàu nghèo về mức thu nhập, mức sống và trình độ phát triển; - Mâu thuẫn nảy sinh giữa văn hóa truyền thống và văn hóa ngoại lai từ khu vực đô thị.

Cấu trúc không gian làng xã cũng thay đổi do:

- Xuất hiện các khu vực chức năng mới như KCN, cụm CN nông thôn, khu vực phát triển dịch vụ du lịch…

- Xuất hiện mô hình nhà ở theo kiểu đô thị vừa ở vừa kết hợp với hoạt động dịch vụ tạo thành các khu vực phố thị;

- Do nhu cầu xây dựng nhà ở mới đáp ứng nhu cầu tăng dân số (tách hộ xây dựng nhà mới); phá bỏ nhà cũ xây dựng nhà mới có tiện nghi hơn; sân vườn được sử dụng làm diện tích cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp…

- Xuất hiện các khu dân cư mới để đáp ứng nhu cầu dãn dân nằm xen kẽ hoặc kề liền trong các khu vực làng xóm với các công trình nhà ở kiểu đô thị cũng tác động không nhỏ đến cảnh quan làng xã.

Những thay đổi trên là cần thiết song lại làm cho cộng đồng dân cư tại đây (đặc biệt là tầng lớp thanh niên) giảm sự gắn bó, trân trọng và gìn giữ di sản văn hóa của cộng đồng mình.

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w