Hoạt động sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 41 - 43)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp

1) Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn:

a) Các hoạt động xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn bao gồm các dạng:

- Công nghiệp khai thác các tiềm năng khoáng sản tại địa phương;

- Công nghiệp của khu vực đô thị đặt tại khu vực nông thôn như các công trình xử lý rác thải, các công trình công nghiệp đặt tại khu vực nông thôn do giá đất

rẻ, thủ tục chuẩn bị đầu tư đơn giản hơn so với khu vực đô thị lân cận và tận dụng nguồn lao động có chi phí rẻ tại khu vực nông thôn;

- Công nghiệp phục vụ nông nghiệp: Công nghiệp thực phẩm, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

b) Loại hình công nghiệp tại khu vực nông thôn:

- Loại hình công nghiệp khai thác các tài nguyên vật liệu của địa phương từ sản phẩm nông nghiệp đến tài nguyên đất đai, khoáng sản;

- Loại hình công nghiệp sử dụng nguồn lao động dư thừa tại khu vực nông thôn, song với yêu cầu chất lượng lao động không cao;

- Loại hình công nghiệp có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ hoặc vận chuyển thuận tiện cho việc tiêu thụ tại khu vực đô thị liền kề hoặc xuất khẩu;

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ, do tại đây việc cạnh tranh thấp hơn so với khu vực đô thị.

2) Khu công nghiệp và cụm công nghiệp nông thôn:

a) Vai trò của khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn:

- Tạo việc làm phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại khu vực nông thôn;

- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn là nơi bố trí các xí nghiệp công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, kề liền ngay tại vùng nguyên liệu, qua đó thúc đẩy sản xuất nông ngiệp theo hướng hàng hóa;

- Là động lực cho việc hình thành các khu đô thị mới tại khu vực nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa;

* Tuy nhiên việc xuất hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn có thể nảy sinh các vấn đề sau:

- Có nhiều khu công nghiệp bỏ hoang, gây lãng phí đất đai; - Có thể triệt tiêu một số làng nghề truyền thống;

- Gây ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn, nếu hệ thống xử lý nước thải công nghiệp không được đầu tư xây dựng.

b) Quy mô của khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn:

- Khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải có một diện tích đủ lớn cho phép tập trung được các hoạt động sản xuất và các hoạt động dịch vụ khác;

- Đối với khu vực nông thôn, theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg, ngày 19/8/2009 của thủ tướng chính phủ Ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp, quy mô của cụm công nghiệp không quá 50ha, khi mở rộng không quá 75ha;

- Quy mô khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của đơn vị kinh doanh hạ tầng công nghiệp, cụm công nghiệp, mà chủ yếu là doanh nghiệp trong nước;

- Quy mô của khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn được tính toán nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.

Số lao động công nghiệp để tính toán quy mô đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn vào khoảng 2,7 ngàn – 3,5 ngàn lao động. Với giả định lô đất xí nghiệp công nghiệp chiếm 60% diện tích khu công nghiệp, cụm công nghiệp và lao động CN/1ha đất XNCN, thì khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn có quy mô vào khoảng 30-40ha.

Khoảng cách đi lại của công nhân từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến khu dân cư trong cụm xã hoàn toàn nằm trong phạm vi cho phép, tương đương với khoảng cách đi từ nơi ở đến nơi làm việc dao động trong khoảng 10km. Như vậy quy mô của các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực nông thôn nên bắt đầu từ 20ha và không nên lớn quá 50ha.

3) Yêu cầu đối với việc quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

- Khu công nghiệp, cụm công nghiệp được bố trí phục vụ cho quy mô một cụm xã, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình phục vụ nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động có chất lượng đào tạo không cao;

- Quy mô khu công nghiệp, cụm công nghiệp vào khoảng 30-40ha;

- Vị trí của khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn phải gắn liền với Trung tâm tiểu vùng, tương tự như khu công nghiệp phải nằm trong cơ cấu đô thị tại khu vực đô thị. Ngoài ra vị trí của khu công nghiệp, cụm công nghiệp phụ thuộc trước hết vào: Hệ thống giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực và mối liên kết với các hoạt động sản xuất nông nghiệp;

- Các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, việc phân chia các lô đất có kích thước phù hợp với quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chiếm tỷ trọng lớn, cần thiết phải có dạng nhà xưởng cho thuê, để thu hút các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ.

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w