Nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 60 - 61)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.9.1. Nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn

1) Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước:

Nghị định số 41/2010/NĐ thay thế quyết định 67/1999/QĐ-TTg được coi là một bước tiến quan trọng trong chính sách đối với nông nghiệp nông thôn.

Nghị định 41 đã mở rộng và xác định rõ phạm vi, đối tượng ra tất cả các loại hình tổ chức tín dụng và 8 lĩnh vực cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn; xác định nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước trong bối cảnh của Việt Nam là thành viên của WTO; nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm của các đối tượng khách hàng; quy định rõ vấn đề xử lý rủi ro, cơ cấu nợ và cho vay mới…

Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là có hạn.

2) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:

Trên thực tế, nông nghiệp đang đứng ngoài trong cuộc chạy đua thu hút vốn FDI. Trong giai đoạn 1990-2009, tỷ lệ vốn FDI vào nông nghiệp rất thấp, chỉ chiếm 5,9% trong tổng số dự án FDI và chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký.

Phần lớn dự án FDI vào nông nghiệp tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, và đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu tư FDI trong khu vực nông nghiệp thường tập trung chủ yếu vào các dự án thu hồi vốn nhanh. Có đến 53,7% tổng số vốn FDI được đưa vào nghành chế biến nông sản thực phẩm, 24,7% vốn vào chế biến lâm sản. Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc thu được 12% và thấp nhất là ngành trồng trọt chỉ thu được 8,9% tổng số vốn. Trong trồng trọt, rất ít dự án triển khai vào việc phát triển công nghệ sinh học, chế biến các loại rau quả xuất khẩu có chất lượng cao.

Nông nghiệp nước ta chưa có khả năng thu hút đầu tư từ các nước có nền nông nghiệp mạnh như: Mỹ, Canada, Ô-xtrây-li-a và các nước Châu Âu. Phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức vốn thấp dưới 2 triệu USD.

Vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp hiện nay vừa thấp, vừa thiếu sự ổn định, chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của các vùng, chưa có dự án đầu tư vào khoa học – công nghệ cao.

3) Nguồn vốn đầu tư từ xã hội, bên ngoài và bên trong khu vực:

Bên cạnh nguồn vốn nhà nước với vai trò là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tối thiểu, nhu cầu tạo động lực phát triển, nguồn vốn đầu tư từ xã hội là nguồn vốn chính để thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài khu vực nông thôn giai đoạn đầu rất quan trọng. Đó là nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN, cụm CN nông thôn; nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của khu vực dân cư và các công trình xây dựng cơ bản khác.

Khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của Trung tâm tiểu vùng đã cơ bản hình thành, tại đây xuất hiện các nguồn vốn đầu tư xây dựng của chính người dân trong khu vực để xây dựng cửa hàng, nhà ở…

Nguồn vốn đầu tư xây dựng từ xã hội được thực hiện theo nguyên tắc của thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w