Chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 46 - 49)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4.1. Chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ

Hiện nay trên cả nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp và 78% số dân vẫn sống dựa vào nghề nông. Việc dịch chuyển cơ cấu lao động tại nông thôn diễn ra chậm và khác nhau giữu các vùng miền. Có hai dạng chuyển dịch cơ cấu lao động:

a) Chuyển dịch tuyệt đối:

 Đưa nông dân vào làm công nghiệp, dịch vụ tại khu vực đô thị;  Xuất khẩu lao động nước ngoài.

b) Chuyển dịch tương đối: Ly nông bất ly hương, mở ra ngành nghề dịch vụ kết hợp ngay trong nông thôn, theo hai dạng:

 Đi lao động khu vực đô thị huyện lỵ, tối về nhà;

 Đi lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn, khu dịch vụ tại nông thôn.

Với bối cảnh hiện nay, Việt Nam có thể và cần kết hợp cả các kịch bản trên sao cho hài hòa, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Trong đó dịch chuyển tương đối ly nông bất ly hương là kịch bản có hiệu quả trên nhiều phương diện được xã hội mong đợi.

Việc tạo lập các không gian cho việc làm tại chỗ, để người dân ly nông bất ly hương là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

2) Hiện tượng dịch cư đang ngày càng diễn ra phổ biến ở Việt nam:

Trong báo cáo Phát triển con người 2009 của Liên hợp quốc (LHQ), đại diện Quỹ dân số LHQ tại Việt Nam còn nhấn mạnh vai trò tích cực của người di cư là động lực chủ đạo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và cần phải được quan tâm đặc biệt. Theo điều tra quốc gia về biến động dân số 2007, cứ 1000 người dân thì có 7,5 người di cư, gấp hơn 2 lần trước đó 2 năm.

Thu nhập được tạo ra tại các khu vực thành thị và khu công nghiệp của Việt Nam có xu hướng được chuyển về các vùng nghèo hơn. Đây chính là một hệ quả tích cực trực tiếp tác động lên hoạt động di cư của người dân.

Tầng lớp thanh niên sau một thời gian di cư ra khu vực đô thị (đi học, đi làm, đi xuất khẩu lao động…) khi trở về thành những người có học vấn tốt nhất và kinh doanh thành công nhất tại địa phương. Họ là những người có vai trò là chất xúc tác cho việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

Mặt khác, vấn đề di cư cũng đặt ra những thách thức về mặt xã hội. Di cư từ nông thôn ra thành thị nếu không được quản lý tốt sẽ tạo áp lực lớn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội như nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế… tại khu vực đô thị.

3) Lao động việc làm tại huyện Gia Lộc:

Huyện Gia Lộc với số dân hơn 130 nghìn người, trong đó có hơn 70 nghìn người trong độ tuổi lao động. Tổng diện tích canh tác 5.800 ha. Mặc dù là địa bàn "đất chật, người đông", nhưng nhiều năm qua, huyện Gia Lộc đã cơ bản giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, huyện sử dụng nhiều biện pháp linh hoạt về giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính, chính sách thuế, điện, nước… hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn thời gian đi lại, tập trung xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành sản xuất, kinh doanh. Với 63 doanh nghiệp hiện có trên địa bàn, huyện chỉ đạo ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, đẩy mạnh phối hợp mở các lớp dạy nghề, truyền nghề, phối hợp phổ biến chính sách ưu tiên về vốn, học tiếng, học nghề… Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Mặt khác, huyện tích cực chỉ đạo phát triển làng nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, có cơ chế tạo điều kiện về mặt bằng, vốn, hướng dẫn tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, 9 làng nghề tại các xã: Tân Tiến, Hoàng Diệu, Gia Hòa, Thống Kênh, Phương Hưng đã tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động mỗi năm. Huyện đã tạo mặt bằng cho hàng trăm gia đình ở dọc theo tuyến đường 392 từ thị trấn Gia Lộc - Cầu Cất đi Thanh Miện để tiêu thụ sản phẩm nông sản rau, củ, quả, dưa hấu, táo. Với các giải pháp đó, nhiều năm qua, Gia Lộc luôn tạo việc làm ổn định cho các lao động tại chỗ và tạo việc làm mới cho hơn 3.000 lao động/năm, vượt 20 - 30% so với chỉ tiêu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

Tới đây, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo, tìm giải pháp mới phục vụ cho nông nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời tích cực giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án phục vụ xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị nhà ở, khu đô thị sinh

thái và nhiều công trình phúc lợi… Đây cũng là cơ hội cho lao động địa phương có thêm việc làm để tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w