Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 36 - 37)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí

chí Quốc gia về nông thôn mới

Ngày 04/6-2010 Chính phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung của chương trình được xây dựng trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, được chính phủ ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009. Bộ tiêu chí được phân thành 5 nhóm tiêu chí chính và 19 tiêu chí đánh giá:

1) Quy hoạch: Quy hoạch (sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường, phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện có) và thực hiện quy hoạch.

2) Hạ tầng kinh tế xã hội: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.

3) Kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất.

4) Văn hóa – xã hội – môi trường: Giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường.

5) Hệ thống chính trị: Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh, an ninh trật tự xã hội.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới có nội dung:

1) Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật

chất và tinh thần của người dân ngày được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

3) Chương trình gồm 11 nội dung với mục tiêu, nội dung cụ thể theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và phân công quản lý thực hiện chương trình:

 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới  Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập  Giảm nghèo và an sinh xã hội

 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn  Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn

 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và thuyền thông nông thôn  Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn

 Giữ vững an ninh trật tự, xã hội nông thôn

Các chỉ tiêu đánh giá, ngoài chỉ tiêu chung, còn được phân theo vùng: Trung du, miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay Nhà nước đang tiến hành Chương trình thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điển hình trên toàn quốc.

Tại các xã thí điểm, việc đầu tư xây dựng chủ yếu từ vốn ngân sách, mới chỉ tập trung vào việc xây dựng đường giao thông, hệ thống cấp điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, một số dự án thí điểm như trồng rau an toàn, trồng hoa…

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w