Quy hoạch kiến trúc cảnh quan

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 79)

B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.4. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan

1) Khu dịch vụ

Hầu hết các công trình dịch vụ đề có vai trò quan trọng trong quy hoạch kiến trúc cảnh quan của Trung tâm tiểu vùng, tạo nên diện mạo của Trung tâm tiểu vùng

2) Khu nhà ở

- Nhà ở liên kế kết hợp với các hoạt động dịch vụ tạo thành các tuyến phố dịch vụ sôi động; Các công trình nhả ở khác bố trí thành các nhóm nhà ở;

- Công trình nhà ở tận dụng tối đa vật liệu địa phương để xây dựng.

3) Khu cây xanh sử dụng công cộng

- Hệ thống cây xanh cảnh quan trong Trung tâm tiểu vùng được quy hoạch hòa nhập với cảnh quan làng xóm xung quanh.

- Hệ thống mặt nước được tận dụng tối đa, tạo thành các hồ chứa liên kết với các tuyến kênh mương tưới tiêu nông nghiệp.

- Loại cây xanh trồng trong Trung tâm tiểu vùng được lựa chọn từ những cây xanh cảnh quan điển hình trong khu vực.

- Trong các khu công viên cây xanh sử dụng các công trình kiến trúc nhỏ mang tính biểu tượng như cổng làng, tượng đá… và của công trình kiến trúc khác trong các khu vực làng xã truyền thống.

3.4.5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, dịch vụ:

a) Chỉ tiêu tính toán chung:

Bảng 3.8: Chỉ tiêu tính toán hệ thống hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) TT Loại Đơn vị Chỉ tiêu tính toán Ghi chú

A Nhu cầu dùng nước

1 Công trình công cộng, dịch vụ M3/ha.ngày.đêm 40

2 Nhà ở 1/người.ngày.đêm 200

3 Nhà máy, XN công nghiệp M3/ha.ngày.đêm 45 4 Nước tưới cây rửa đường M3/ha.ngày.đêm 10

5 Nước dự phòng % tổng nhu cầu 25

6 Hệ số không điều hòa Kngày = 1,52; Kgiờ = 1,2

Nước dự phòng K ngày=K giờ=1

B Nhu cầu xử lý nước thải

1 Nước thải công cộng % khối lượng nước cấp 100 2 Nước thải sinh hoạt % khối lượng nước cấp 100 3 Nước thải xí nghiệp CN % khối lượng nước cấp 70

C Nhu cầu xử lý rác thải

1 Rác công cộng Kg/m2 sàn.ngày.đêm 0,01

2 Rác sinh hoạt Kg/người.ngày.đêm 1,2

3 Rác công nghiệp Kg/ha.ngày.đêm 100

4 Rác cây xanh, đường giao thông Kg/ha.ngày.đêm 100

D Nhu cầu dùng điện

1 Công trình công cộng, dịch vụ KW/m2 sàn 0,05 0,5

2 Nhà ở KW/người 0,7 0,7

3 Nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp KW/ha 300 1

4 Công viên, cây xanh vườn dạo KW/ha 25 1

5 Đất đường giao thông KW/ha 12 1

E Nhu cầu điện thoại cố định, thuê bao

1 Công trình công cộng, dịch vụ Máy/m2 sàn 1/200

2 Nhà ở Người/m2 sàn 4 1 Máy/hộ

3 Nhà máy xí nghiệp, công nghiệp Máy/XNCN 10

Bảng 3.9: Chỉ tiêu tính toán hệ thống hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/500)

TT Loại nhu cầu Đơn vị Chỉ tiêu Ghi chú

A Nhu cầu dùng nước

1 Nhà ở M3/người.ngày.đêm 0,2 15m2/chỗ

2 Công trình công cộng, dịch vụ M3/m2 sàn.ngày.đêm 0,002 15m2/chỗ

3 Nước trường học M3/hs.ngày.đêm 0,02

4 Trường mẫu giáo, mầm non M3/cháu.ngày.đêm 0,1

5 Tưới cây M3/m2.ngày.đêm 0,003

6 Rửa đường M3/m2.ngày.đêm 0,0005

7 Nước dự phòng % 25

Hệ số không điều hòa

K ngày 1,52 Nước DP:1

K giờ 1,2 Nước DP:1

B Nhu cầu dùng điện

1 Nhà ở KW/hộ 0,7

Chung cư cao tầng (>=9 tầng) 4

Nhà biệt thự 5 Nhà ở thấp tầng 3 2 Văn phòng, dịch vụ KW/m2 sàn 0,025 0,5 3 Nhà trẻ KW/cháu 0,2 0,7 4 Trường học KW/hs 0,15 0,7 5 Cao đẳng, đại học KW/m2 sàn 0,025 0,7

6 Công viên, cây xanh, vườn dạo KW/ha 25 1

7 Đất đường giao thông KW/ha 12 1

C Nhu cầu xử lý nước thải, rác thải

1 Nước thải 100% khối lượng nước

cấp 1.1 Nước thải sinh hoạt, công cộng

2 Rác thải

2.1 Rác thải sinh hoạt Kg/người.ngày.đêm 1,3 2.1 Rác thải công cộng Kg/m2 sàn.ngày.đêm 0,01 2.3 Rác cây xanh, đường Kg/ha.ngày.đêm 100

b) Quy hoạch hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông trong quy hoạch xây dựng đô thị không chỉ có vai trò đảm bảo giao thông vận chuyển trong khu vực mà còn là hệ thống không gian – trục không gian cho việc phân chia, định vị các ô đất xây dựng và thiết kế kiến trúc công trình.

Hệ thống giao thông trong Trung tâm tiểu vùng được đề xuất trên cơ sở phân cấp giao thông đô thị có chú ý đến các yếu tố:

- Lưu lượng giao thông thấp, do số lượng dân cư không lớn và số phương tiện giao thông tham gia giao thông không lớn;

- Hệ thống giao thông trong khu vực có thể liên quan đến hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Không xây dựng các khu chức năng dọc theo các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ. Đảm bảo hành lang an toàn và cách ly đường bộ;

- Hệ thống tuyến đường huyện lỵ, liên xã khi cắt qua TTTV được xác định như một thành phần giao thông của Trung tâm tiểu vùng.

Bảng 3.10: Các loại đường trong khu dân cư, dịch vụ

Cấp

đường Loại đường

Chiều rộng đường (m) Thành phần đường Khoảng cách giữa hai đường Ghi chú Lòng đường (m) Vỉa hè (m) Dải phân cách (m)

Quốc lộ, tỉnh lộ Đảm bảo HL an toàn, cách 20m Cấp đô thị (TTTV) Đường chính TTTV, liên khu vực 27 3,75x4 6x2 600-1200 Cho TTTV thị trấn 30 3,75x4 6x2 3 Cấp khu vực Đường chính khu vực 23 3,5x4 4,5x2 300-500

Đường phân khu vực 16 3,5x2 4,5x2 250-300 Cấp nội bộ Đường khu vực 12 3x2 3x2 Đường nhóm nhà ở, đường vào nhà 6 3x2

Trong Trung tâm tiểu vùng bố trí trạm xăng và bến đỗ xe bus liên huyện, liên tỉnh.

Trong một số trường hợp tại đây có thể bố trí khu dịch vụ dọc đường quốc lộ. Trong quy hoạch phân khu, quy hoạch giao thông đến cấp đường khu vực. Trong quy hoạch chi tiết chú ý đề xuất các tuyến đi bộ, quảng trường trong các khu vực tập trung xây dựng, để khuyến khích các hoạt động giao tiếp mua sắm.

Dự kiến bố trí các bãi đỗ xe cho khách vãng lai. Các công trình dịch vụ công cộng cần có bãi đỗ xe riêng đáp ứng yêu cầu sử dụng với chỉ tiêu 120m2 sàn/chỗ đỗ xe.

c) Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và san nền:

Hệ thống thoát nước mưa trong và san nền có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình đầu tư xây dựng. Chọn lựa cao độ san nền hợp lý có thể tiết kiệm đáng kể chi

phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Với điều kiện địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ, hệ thống thoát nước mưa cần chú ý:

- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa được tính toán phù hợp với việc tưới tiêu nước nông nghiệp xung quanh.

- Quy hoạch san nền cần kết hợp với quy hoạch giao thông, xây dựng kết hợp với xây dựng kênh tưới tiêu.

- Tổ chức các hồ có vai trò là hồ điều hòa và là hồ cảnh quan kiến trúc. d) Quy hoạch hệ thống câp nước:

Trên cơ sở chỉ tiêu chu cầu nước và quy mô dân số, đất đai, xác định được nhu cầu dùng nước của Trung tâm tiểu vùng. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn nguồn nước cũng như xác định quy mô diện tích trạm cấp nước. Với quy mô dân số tối thiểu khoảng 0,6 vạn người, nhu cầu về cấp nước cho Trung tâm tiểu vùng tối thiểu khoảng 4000 m3/ngày đêm, Qmax khoảng 5000m3/ngày đêm.

Nguồn nước cho các Trung tâm tiểu vùng tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ có thể khai thác từ nguồn nước ngầm.

Nhu cầu diện tích xây dựng nhà máy nước với công suất nêu trên khoảng 0,5-1ha. Có thể xây trạm cấp nước chung cho cả khu vực dân cư, dịch vụ và KCN, cụm CN trong Trung tâm tiểu vùng.

Từ nhà máy nước xây dựng các tuyến ống truyền dẫn và các tuyến ống phân phối đi ngầm dưới các vỉa hè đường đến các hộ tiêu thụ.

e) Quy hoạch hệ thống cấp điện:

Nguồn cấp điện cho Trung tâm tiểu vùng lấy từ mạng cấp điện trung thế 22KV của khu vực.

Xây dựng các tuyến truyền tải trung thế 22KV cấp điện cho các trạm hạ thế 22/0,4KV. Từ đây có các tuyến cáp hạ thế 0,4KV tới từng lô đất xây dựng. Trong các khu vực tập trung xây dựng các tuyến trung thế và hạ thế đi ngầm dưới vỉa hè.

f) Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc:

Xât dựng một trạm vệ tinh đặt tại công trình bưu điện của Trung tâm tiểu vùng với quy mô có thể cung cấp cho toàn tiểu vùng. Từ đây xây dựng các tuyến cáp nhánh đi ngầm đến các tủ cáp của các nhóm hộ tiêu dùng.

g) Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

Xât dựng một trạm xử lý nước thải cho khu dân dụng, công nghiệp vơi quy mô nước cấp khoảng 4000m3/ngày đêm, trạm xử lý nước thải dân dụng có quy mô khoảng 3000m3/ngày đêm.

Quy mô chiếm đất của của trạm xử lý nước thải phụ thuộc vào công nghệ của trạm với công nghệ xử lý sinh học có quy mô khoảng 1-1,3ha.

Nước thải trong khu vực dân cư, dịch vụ được thu gom hàng ngày chuyển đến nơi xử lý rác thải tập trung của huyện.

Nghĩa trang cho Trung tâm tiểu vùng sử dụng chung với nghĩa trang của các làng xã trong tiểu vùng.

2) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

a) Quy hoạch hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông KCN, cụm CN về cơ bản được tổ chức theo kiểu ô cờ, tại điều kiện cho việc phân chia lô đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp.

Bảng 3.11: Các loại đường trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp

TT Loại đường Chiều rộng đường (m) Thành phần đường Lòng đường (m) Vỉa hè (m) phânDải cách (m) 1 Đường trục chính KCN, cụm CN 27 3,75x4 4,5x2 3 24 3,75x4 4,5x2 2 Đường nhánh KCN, cụm CN 16,5 3,75x2 4,5x2

b) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:

- Quy hoạch hệ thống san nền thoát nước mưa trong KCN, cụm CN về cơ bản không khác so với khu dân cư, dịch vụ. Song việc san nền tại đây không san theo từng khu vực cục bộ như khu dân cư, dịch vụ mà san phẳng toàn bộ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức sản xuất;

- Hệ thống cấp nước trong KCN, cụm CN được quy hoạch tương tự như trong khu dân cư, dịch vụ;

- Hệ thống cấp điện trong KCN, cụm CN bao gồm tuyến điện 22KV cấp điện cho từng lô đất xây dựng XNCN. Trong từng XNCN sẽ bố trí các trạm hạ thế 22/0,4KV riêng. Tại đây xây dựng một số trạm biến thế 22/0,4KV chung cho khu vực trung tâm điều hành, chiếu sáng đường cho khu vực xây dựng nhà xưởng cho thuê và cấp điện cho các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật;

- Hệ thống thoát nước thải và thu gom rác thải KCN, cụm CN tách riêng với khu dân cư, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý.

3.5. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH TRUNG TÂM TIỂUVÙNG VÙNG

3.5.1. Đầu tư xây dựng

a) Khả năng về vốn đầu tư xây dựng Trung tâm tiểu vùng:

- Vốn từ ngân sách nhà nước, từ Chương trình mục tiêu quốc gia vê xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Nguồn vốn chủ yếu cho việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Trung tâm tiểu vùng là nguồn lực thị trường hay nguồn vốn ngoài xã hội hoặc từ các tổ chức tín dụng. Việc thu hồi vốn theo nguyên tắc của thị trường bất động sản tại khu vực

- Nguồn vốn huy động đóng góp của người dân rất hạn chế, nguồn vốn FDI khó tiếp cận được.

b) Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng phát triển Trung tâm tiểu vùng:

* Giai đoạn quy hoạch xác định mạng lưới Trung tâm tiểu vùng trong phạm vi tỉnh và huyện:

- Trung tâm tiểu vùng là trung tâm của cụm nhiều xã nên huyện sẽ thiết lập quy hoạch hệ thống mạng lưới Trung tâm tiểu vùng

- Tiến hành lập quy hoạch phân khu xây dựng mạng lưới Trung tâm tiểu vùng trong toàn huyện và quy hoạch các Trung tâm tiểu vùng.

- Quy hoạch các trung tâm tiểu vùng là cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư xây dựng.

* Giai đoạn lập dự án và triển khai các dự án đầu tư xây dựng Trung tâm tiểu vùng:

- Nhà đầu tư tiến hành lập dự án, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thu hồi vốn đầu tư qua việc kinh doanh quỹ đất ở và quỹ đất dịch vụ khác.

- Huyện lập ra các tổ chức phù hợp để thực hiện dự án, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, sau đó đấu giá quyền sử dụng đất từng lô đất.

- Các tổ chức Hội nông dân cùng các nhà đầu tư lập ra các tổ chức phù hợp theo nguyên tắc cổ phần hóa để thực hiện dự án.

3.5.2. Quản lý vận hành Trung tâm tiểu vùng

1) Trung tâm tiểu vùng thị trấn: Việc quản lý vẫn giữ nguyên theo hiện tại. Trong tương lai khi mở rộng thành đô thị loại IV thì sẽ có thêm cơ quan quản lý cấp phường như trong các đô thị.

2) Đối với Trung tâm tiểu vùng:

- Giai đoạn kết thúc xây dựng, Trung tâm tiểu vùng trở thành một thị trấn trên cơ sở tách xã và thiết lập bộ máy hành chính riêng cho Trung tâm tiểu vùng. 3.6. QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM TIỂU VÙNG –

NAM GIA LỘC

3.6.1. Lý do lựa chọn Trung tâm tiểu vùng Nam Gia Lộc

Tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, dự kiến có 4 Trung tâm tiểu vùng. Trong đó Trung tâm tiểu vùng thị trấn Gia Lộc là Trung tâm tiểu vùng đặc biệt vì mang chức năng quản lý hành chính cho toàn huyện. Đề tài chọn Trung tâm tiểu vùng Nam Gia Lộc làm ví dụ nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng vì đây là Trung tâm tiểu vùng điển hình của ba Trung tâm tiểu vùng còn lại của huyện Gia Lộc, và cũng là Trung tâm tiểu vùng điển hình của các huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3.6.2. Vị trí lựa chọn điểm xây dựng Trung tâm tiểu vùng Nam Gia Lộc

Trung tâm tiểu vùng Nam Gia Lộc là trung tâm cho một cụm 7 xã, có quy mô diện tích toàn tiểu vùng khoảng 3456,73ha, với quy mô dân số tiểu vùng hiện tại khoảng 3,84 vạn người.

Trung tâm tiểu vùng Nam Gia Lộc, nằm tại giao của hai tỉnh lộ 399 và tỉnh lộ 392, thuộc địa bàn hai xã Đồng Quang và Quang Minh. Đây là vị trí thuận lợi về giao thông, thuận lợi để thu hút các nguồn lực thị trường, tuy nhiên không gần phố Hải Dương như các Trung tâm tiểu vùng khác.

3.6.3. Ranh giới, quy mô

Trung tâm tiểu vùng Nam Gia Lộc, cách thị trấn Gia Lộc khoảng 7 km về phía Nam, có ranh giới như sau:

- Phía Đông là tỉnh lộ 399; - Phía Nam là tỉnh lộ 392;

- Phía Bắc là trục đường giao thông liên xã; - Phía Tây là khu vực ruộng lúa;

Trung tâm tiểu vùng Nam Gia Lộc có diện tích khoảng 92ha, gồm:

- Khu dân cư, dịch vụ có quy mô khoảng 62 ha, với quy mô dân số dự kiến khoảng 6000 người, bố trí tại Bắc Trung tâm tiểu vùng.

- Cụm công nghiệp có quy mô dự kiến khoảng 30 ha, bố trí tại phía Nam của Trung tâm tiểu vùng.

3.6.4. Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật

a) Hiện trạng sử dụng đất:

Khu vực hoàn toàn là đất ruộng, đồng bằng, trồng lúa hàng năm của hai xã Đồng Quang và Quang Minh. Thuận lợi cho việc thu hồi, giải phóng và san lấp mặt bằng khi triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu TTTVgialocNuyenvanHieu (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w