Mạng lưới hoạt động của LienVietPostBank

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 66)

2.2. Thực trạng Phát triển mạng lướiNgân hàngTMCP Bưu điện Liên

2.2.1. Mạng lưới hoạt động của LienVietPostBank

2.2.1.1. Lợi thế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Trên thế giới, mơ hình ngân hàng bưu điện là mơ hình ngân hàng triển khai các hoạt động trực tiếp đến các khách hàng thông qua mạng lưới các bưu điện sẵn có mà tại bất kỳ quốc gia nào, mạng lưới này cũng có quy mơ cực lớn xét cả về số lượng điểm giao dịch và mức độ phủ kín về mặt địa hành chính.

Theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Liên Việt, mơ hình ngân hàng bưu điện là mơ hình được đánh giá cao trên thế giới. Như tại Đức, Postbank đại diện cho các sản phẩm đơn giản, chi phí thấp, và dễ sử dụng, đồng thời cung ứng các kênh giao dịch rộng khắp. Tại Nam Phi, Hàng triệu người ln tin tưởng vào Postbank vì hệ thống tài khoản tiết kiệm an toàn, tin cẩn với lãi suất tốt và điều khoản linh hoạt. Tại Nhât, PostBank (FUTSU) là đại biểu của sự an tâm và tín nhiệm và là hệ thống mà mọi người Nhật đều dùng được.

Tại Việt Nam, sự kiện VPSC sáp nhập vào LienVietBank được giới chuyên môn đánh giá là sự kiện đặc biệt nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đây là thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam khi một tập đoàn nhà nước (VNPT thơng qua VietNamPost) góp vốn vào một doanh nghiệp cổ phần bằng cả tiền và giá trị của cả một công ty (VPSC). Điều này chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chính liên quan đến việc triển khai các hoạt động tài chính vi mơ đến từng hộ gia đình.

Hội sở chính Khi VPSC được sáp nhập vào LienVietBank, dự kiến LienVietBank01 01 01 01 01 01 không chỉ tăng được vốn điều lệ lên tới gần 5000 tỷ đồng mà còn cùng với AGRIBANK trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước: 13.000 điểm giao dịch gắn trong hệ thống bưu cục.

Ông Nguyễn Đức Hưởng cho biết thêm, hơn 10.000 tỷ đồng nguồn vốn huy động của VPSC cũng sẽ được chuyển về LienVietBank theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền. Hậu sáp nhập, LienVietBank sẽ vẫn sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích và khai thác nguyên hiện trạng VPSC trên toàn quốc theo đúng như tinh thần văn bản của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cơng văn số 7902/VPCP- KTTH ngày 09 tháng 10 năm 2014 về mơ hình phịng giao dịch bưu điện,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành riêng Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 43/2015/NHNN-TT quy định rõ về tổ chức và hoạt động của Phòng giao dịch Bưu điện (PGDBĐ) trực thuộc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Đây là một hành lang pháp lý cho phép Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thực hiện việc quản lý và nâng cấp các PGDBĐ. Với cơ chế đặc thù riêng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có lợi thế rất lớn trong việc phát triển quy mô mạng lưới. Thông thường một Ngân hàng TMCP sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện khắt khe về việc thành lập chi nhánh thì cũng chỉ được phép thành lập tối đa không quá 05 chi nhánh mỗi năm. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã được thủ tướng Chính Phủ và NHNN cho phép đẩy nhanh tiến độ thành lập các Chi nhánh nhằm mục đích quản lý mạng lưới các PGDBĐ trải rộng khắp cả nước.

2.2.1.2. Mạng lưới của Lien VietPostBank

Bảng 2.3: Mạng lưới của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2013 - 2018

PGDBĐ nâng cấp 0 0 0 0 27 183

PGDBĐ - - - 1.067 1.321 1.381

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật

Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch tốn báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý

PGDBĐ nâng cấp là PGD được nâng cấp từ Phòng giao dịch bưu điện theo quy định tại Thông tư 43/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 Quy định về tổ

chức và hoạt động của Phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

PGD bưu điện là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, thực hiện các dịch vụ ngân hàng hạn chế theo quy định của Thông tư 43/2015/TT-NHNN, hạch tốn báo sổ, có con dấu, được đặt tại Bưu cục hoặc Điểm bưu điện văn hóa xã thuộc hệ thống mạng lưới của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam theo thỏa thuận được ký kết giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam

2.2.1.3. Phát triển chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2014 - 2018

Thực hiện chiến lược Phát triển mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, tiến tới khai thác có hiệu quả Hệ thống Phịng giao dịch Bưu điện (PGDBĐ), điểm giao dịch của VietNamPost, LienVietPostBank đã nỗ lực triển khai có hiệu quả và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Các CN&PGD ban đầu chỉ tập trung chủ yếu tại các tỉnh/thành phố lớn, năm 2014 mạng lưới CN&PGD của LienVietPostBank mới chỉ xuất hiện tại 37 tỉnh/thành phố, đến nay đã có mặt tại 63/63 tỉnh thành trên cả nước.

Biểu đồ 2.5: Phát triển mạng lưới Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ năm 2014 đến năm 2018

■ CN BPGD BPGDBĐ nâng cấp

(Nguồn: Báo cáo phát triển mạng lưới của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ năm 2014 đến 2018)

Giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 tốc độ phát triển mạng lưới các CN&PGD của LienVietPostBank khá ổn định chưa có sự bứt phá. Cho đến năm 2016, số lượng các PGD bắt đầu tăng mạnh với 32 PGD mở mới tuy nhiên chưa có sự xuất hiện của các PGD nâng cấp từ PGDBĐ.

Năm 2017 là thời điểm số lượng các PGD bắt đầu có sự gia tăng đột biến đặc biệt là số lượng các PGD được nâng cấp từ PGDBĐ. Trong năm 2017 LienVietPostBank đã khai trương hoạt động thêm 07 Chi nhánh, 63 Phòng Giao dịch trực thuộc và 27 Phòng giao dịch bưu điện nâng cấp, nâng tổng số điểm giao dịch từ 133 điểm năm 2016 lên 230 điểm năm 2017, cùng với gần 1.400 Phòng giao dịch Bưu điện phủ khắp 63 tỉnh thành đến các Đơn vị hành chính cấp huyện, có mặt tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên cả nước, tiếp tục đưa LienVietPostBank trở thành Ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trong khối các Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Trong năm 2018 LienVietPostBank sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động 03 Chi nhánh và nâng cấp 156 Phòng giao dịch Bưu điện, nâng tổng số điểm giao dịch của Ngân hàng lên gần 400 điểm. Đồng thời LienVietPostBank đã trình Cơ quan quản lý xin cấp phép mở mới 05 Chi nhánh và nâng cấp 250 Phòng giao dịch Bưu điện, đảm bảo phủ hết cấp huyện trong năm 2019

Có thể thấy, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đang có cú chạy nước rút trong cơng tác phát triển mạng lưới CN&PGD của mình. Sau khi hồn thành kế hoạch mở rộng mạng lưới trong thời gian tới, có thể chiến lược về phát triển mạng lưới của LienVietPostBank sẽ chuyển hướng sang tập trung củng cố khai thác và sử dụng hệ thống mạng lưới một các hiệu quả thay vì quá chú trọng việc gia tăng thêm số lượng các CN&PGD mới vì nó tiêu tốn rất nhiều chi phí nguồn lực của ngân hàng.

2.2.2. So sánh quy mô mạng lưới của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt với một số ngân hàng TMCP khác

Biểu đồ 2.6: Quy mô mạng lưới (tổng số chi nhánh và phòng giao dịch) một số ngân hàng TMCP giai đoạn 2014 - 2018

HTPB HLPB HVPB HMBB HTCB HACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng TMCP từ năm 2014 - 2018) * Ghi chú:

TPB: NH TMCP Tiên PhongMBB: NH TMCP Quân Đội

LPB: NH TMCP Bưu điện Liên Việt TCB: NH TMCP Kỹ Thương VPB: NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ACB: NH TMCP Á Châu

Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy rõ ràng sự phân hóa tốc độ tăng truởng về quy mơ mạng luới giữa các NHTM có lịch sử hình thành lâu năm nhu ACB, MBB, TCB, VPB với các NHTM có tuổi đời non trẻ nhu LPB và TPB.

Đuợc thành lập vào đầu những năm 90, sau khi trải qua giai đoạn tập trung xây dựng và phát triển mạng luới, đến thời điểm hiện tại tốc độ phát triển mạng luới của các ngân hàng lớn nhu ACB, MBB, TCB, VPB đang chững lại.

Điển hình nhu mạng luới của ACB, TCB, VPB trong vòng 5 năm trở lại đây các NHTM này hầu nhu khơng có sự tăng truởng về số luợng các điểm giao dịch, cụ thể: ACB với trên 350 CN&PGD và các điểm giao dịch trên cả nuớc số luợng này ở TCB là hơn 300 đơn vị, ở VPB là trên 200 đơn vị. Chiến luợc phát triển của các NHTM tại mỗi thời kỳ là khác nhau, với quy mô mạng luới tuơng đối lớn nhu vậy thay vì việc uu tiên mở rộng thêm các CN&PGD thì các Ngân hàng này đã và đang tập trung củng cố, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống mạng luới hiện có.

MBB cũng là một ngân hàng lớn có lịch sử hình thành, điều kiện phát triển và quy mơ tuơng đuơng với các ngân hàng trên. Tuy nhiên chiến luợc phát triển mạng luới của MBB có đơi chút khác biệt. Song song với việc củng cố khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống mạng luới hiện có, cơng tác mở rộng mạng luới mới cũng đuợc quan tâm thực hiện. Số luợng các CN&PGD, điểm giao dịch của MBB không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Từ năm 2014 đến nay, MBB đã khai truơng hoạt động thêm 83 CN&PGD nâng tổng số điểm giao dịch từ 219 điểm năm 2014 lên 299 điểm năm 2018.

LPB và TPB là một trong những ngân hàng đuợc thành lập vào đúng thời điểm nền kinh tế khủng hoảng năm 2008. Là nguời đi sau đuợc kế thừa những bài học kinh nghiệm các ngân hàng đi truớc, sau 10 năm hoạt động, LPB và TPB

đã có những thành quả vượt bậc đặc biệt về cơng tác phát triển mạng lưới. Điển hình là LPB sau 5 năm số lượng các CN&PGD của LPB tăng lên gấp 4,7 lần từ 82 điểm năm 2014 cuối năm 2018 số lượng các CN&PGD của LPB đã lên tới 389 tăng gần 160 điểm giao dịch so với đầu năm. Với mạng lưới hiện tại, LPB hồn tồn có thể cạnh tranh với các NHTM đã hoạt động lâu năm.

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w