Những hạn chế trong Quản lý và Phát triển mạng lưới của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 85)

2.4.2.1. Hạn chế trong Quản lý mạng lưới

LienVietPostBank đang là một trong những ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất Việt Nam với hơn 389 CN&PGD và gần 1.400 PGDBĐ, với quy mô khổng lồ như vậy việc triển khai công tác quản lý giám sát hoạt động kinh doanh của từng điểm giao dịch gặp rất nhiều khó khăn.

Hiệu quả hoạt động trên kênh bưu điện kém hiệu quả. Tổng lợi nhuận lũy kế các PGDBĐ nâng cấp dự tính âm gần 20 tỷ trong 06 tháng đầu năm 2018, dự kiến đến cuối năm còn tiếp tục lỗ. Chi phí hoạt động lớn so với thu nhập chủ yếu do chi khấu hao tài sản cố định, mua sắm công cụ dụng cụ, thuê mua tài sản và chi lương CBNV.

Các Khối nghiệp vụ của LienVietPostBank được phân công quản lý ĐVKD có tích cực kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị đến đâu thì cũng có những điểm hạn chế đặc biệt là về mặt địa lý, khoảng cách. Các ĐVKD mới thành lập hoạt động chưa ổn định cần được kiểm tra giám sát thường xuyên thì hầu hết năng ở các khu vực vùng sâu vùng xa cơ sở vật chất, giao thông chưa phát triển trong khi Khối nghiệp vụ đặt tại Hội sở chính tập trung ở TP Hà Nội và Hồ Chí Minh điều này gây ra khó khăn trong công tác kiểm tra giám sát.

Công tác quản lý nhân sự và trình độ nhân sự tại ĐVKD còn nhiều hạn chế:

V Nhân sự của tổ Giao dịch Bưu Điện thuộc PGDBĐ đã đảm bảo các điều kiện để được hoạt động như có tối thiểu 03 nhân sự tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ do LienVietPostBank tổ chức hoặc tốt nghiệp từ trình độ trung cấp tài chính ngân hàng, tuy nhiên các cán bộ này không thuộc biên chế của Ngân hàng điều này gây khó khăn trong công tác

đào tạo quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ dịch vụ,

S Trình độ của cán bộ nhân viên còn chưa đồng đều, đội ngũ nhân sự ở các ĐVKD thiếu kinh nghiệm, cán bộ bán hàng chưa hiểu sâu về sản phẩm, kỹ năng bán hàng chưa tốt.

Mạng lưới rộng nhưng năng lực cạnh tranh còn hạn chế không tương đồng, do điều kiện thực tế về kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa phát triển như khu vực thành thị nên dịch vụ ngân hàng hiện nay đối với khu vực nông thôn chủ yếu mới chỉ là các sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm, tín dụng nhỏ lẻ, thanh toán trong nước. Mạng lướiLienVietPostBank đã phát triển gần như bao phủ đến cấp xã huyện trên khắp địa bàn cả nước, tuy nhiên chưa tiếp cận và phát triển được những khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Trên thực tế ở nông thôn, do thói quen, tập quán truyền thống ngại va chạm đổi mới nên số lượng người nghèo không tiếp cận được với dịch vụ tài chính, ngân hàng chính thức vẫn còn khá lớn dù vẫn có nhu cầu cần tiết kiệm và vay mượn. Họ phải tự xoay xở từ nhiều nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu của mình, trong đó có cả vay nặng lãi, tín dụng đen với lãi suất cao.

Tuy vậy, nhìn về tiềm năng phát triển, địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn có sức hút lớn. Với quy mô dân số cả nước đạt trên 90 triệu dân hiện nay, trong đó dân số nông thôn chiếm gần 70% thì đây là nguồn khách hàng rất tiềm năng đối với các tổ chức tín dụng. Cùng với đời sống của nhân dân trên địa bàn nông thôn ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên thì nhu cầu trong sử dụng các dịch vụ NH hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, ATM, nhận kiều hối... ngày càng có xu hướng tăng.

Đặc biệt, nhu cầu về vốn tín dụng rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đuờng giao thông), mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, cây con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi... là những đối tuợng khách hàng mà các tổ chức tín dụng có thể huớng đến khi mở rộng mạng luới ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng đuợc Đảng và Nhà nuớc xác định là một trong những trụ cột của nền kinh tế. Nhiều chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và khu vực nông thôn, trong đó có cơ chế, chính sách tín dụng đã đuợc ban hành.

2.4.2.2. Hạn chế trong Phát triển mạng lưới

Việc phát triển mạng luới của LienVietPostBank hiện nay chủ yếu là phát triển thêm trên kênh PGDBĐ bao gồm nâng cấp các PGDBĐ thành PGD ngân hàng và mở mới các PGDBĐ tại các huyện/xã trên địa bàn cả nuớc. Mạng luới ngày càng mở rộng với việc nâng cấp PGDBĐ đòi hỏi nhu cầu cao về nguồn nhân lực cũng nhu cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin, quản trị rủi ro. Để đáp ứng và duy trì đuợc các điều kiện nhu vậy LienVietPostBank thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Mạng luới của LienVietPostBank tuy lớn nhung còn khá non trẻ nên không thể tránh khỏi những tồn tại và hạn chế cần khắc phục.

Thực tế đã có rất nhiều PGDBĐ đuợc thành lập và nâng cấp nhung cũng không ít trong số đó bị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, việc thành lập và nâng cấp các PGDBĐ này bám sát theo thông tu 43/2015/TT-NHNN và quy định của Ngân hàng Buu điện Liên Việt cùng với VietNamPost.

Vì số lượng PGD được nâng cấp từ PGDBĐ tăng lên quá nhanh trong thời gian ngắn đặc biệt trong giai đoạn 2017 - 2018 dẫn đến định biên và sắp xếp nhân sự tại các PGD này còn rất hạn chế, cụ thể:

V Đối với PGDBĐ nâng cấp không có kho tiền định biên tối đa 5 nhân sự bao gồm 01 giám đốc, 2 chuyên viên khách hàng, 1 giao dịch viên, 01 chuyên viên hỗ trợ hoạt động;

V Đối với PGD nâng cấp có kho tiền thì được bổ sung thêm 01 so với định biên nêu trên;

V Đối với các PGD là đầu mỗi thu gom tiếp quỹ được phân xe chở tiền thì sẽ được tuyển dụng thêm lãi xe tương ứng.

Khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng, mạng lưới của LienVietPostBank hiện nay chủ yếu phát triển thêm ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa những nơi chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông, dân cư còn thưa thớt. Các điểm giao dịch bưu điện, bưu cục xuống cấp không đủ tiêu chuẩn trở thành PGDBĐ theo quy định. Do kiều kiện giao thông khó khăn, thời gian khảo sát trình duyệt của đơn vị tư vấn thiết kế xử lý quá lâu dẫn đến việc các đối tác cho thuê mặt bằng không còn thiện chí hợp tác, cán bộ phát triển mạng lưới phải thực hiện lại công việc khảo sát địa bàn tìm kiếm mặt bằng gây ra lãng phí về mặt thời gian, chi phí.

Nhận dạng thương hiệu, công tác quảng bá hình ảnh còn chưa được chú trọng, bảng biểu quảng cáo của các PGDBĐ nâng cấp chưa thực sự nổi bật, nhiều nơi còn bị che khuất, tạo ấn tượng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w