Một số kiến Nghị

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 108)

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Việc Quản lý và Phát triển mạng lưới của Ngân hàng Bưu điện Liên Việtnói riêng và tất cả các hoạt động khác liên quan đến việc hoạt động của NHTM nói chung cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Một mơi trường kinh tế ổn định, lạm phát duy trì ở mức vừa phải sẽ giúp các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế làm ăn có hiệu quả. Qua đó, hoạt động của ngân hàng cũng được củng cố và phát triển bền vững.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kinh tế đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa

Nhà nước cần quan tâm đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng địa bàn nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa; thiết lập hệ thống thông tin dự báo về thị trường, giá cả giúp nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh; tăng cường phối hợp nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng để phát triển sản xuất quy mô lớn. Từ đó thu hút các tổ chức

tín dụng tăng cường mở rộng mạng lưới và phát triển dịch vụ ngân hàng về khu vực nông thôn.

Tiếp tục tạo điền kiên và ủng hộ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Đề nghị Chính phủ tiếp tục ủng hộ sự hợp tác giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, tạo điều kiện cho phép Ngân hàng được cung cấp nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ qua mạng lưới các PGD Bưu điện.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư21/2013/TT-NHNN Quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM và Thông tư 43/2015/TT-NHNN Quy định về tổ chức hoạt động của các Phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế khuyến khích các NHTM pháp triển mạng lưới ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các NHTM phát triển mạng lưới ở những khu vực này để dịng vốn có thể chảy đến những nơi có điều kiện khó khăn tạo cơ hội cho người dân tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các NHTM phát triển mạng lưới hoạt động và dịch vụ NH trên địa bàn nông thôn, như: giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn... Ngồi ra, NHNN có thêm các giải pháp thúc đẩy mạnh hơn nữa việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, mở rộng và nâng cao chất lượng các phương tiện và cơng cụ thanh tốn phù hợp với điều kiện, đặc điểm của khu vực nông thơn như thanh tốn qua thẻ, điện thoại di động.

Việc phát triển mạng lưới tiêu tốn rất nhiều nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính, chính vì vậy Ngân hàng Bưu điện Liên Việt kính đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho lộ trình tăng vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt để kịp thời bổ sung và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất trong việc hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế riêng về tăng trưởng tín dụng cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt để khuyến khích sự phát triển của hơn 200 PGD mới được thành lập chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân tại các địa bàn nông thôn vùng sâu vùng xa.

Kiến Nghị với các Cơ quan, Bộ Ngành

Đề nghị Bộ tài chính và Bảo Hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục cho phép Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được tiếp tục thực hiện các dịch vụ như chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội cho các đối tượng được hưởng trợ cấp trên toàn toàn quốc nhằm khai thác tốt mạng lưới trên 10.000 điểm giao dịch của VietNamPost khi trở thành các điểm giao dịch của ngân hàng.

Đề nghị tập đồn Bưu chính Viễn Thơng Việt Nam tiếp tục ủng hộ sự hợp tác của VietNamPost và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, cho phép LienVietPostBank được độc quyền thực hiện các dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, dịch vụ ngân hàng trên toàn hệ thống bưu điện, bưu cục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương 3 đã trình bày khái quát những định hướng quản lý và phát triển mạng lưới tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Đồng thời phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt để có những giải pháp đúng đắn nhằm giải quyết những hạn chế cịn tồn tại trong cơng việc quản lý, vận hành và phát triển mạng lưới. Bên cạnh đó, luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Cơ quan, Bộ Ngành. Với những mục tiêu, định hướng và các giải pháp nêu trên, hi vọng trong thời gian tới Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và các NHTM khác có thể sử dụng hiệu quả mạng lưới của mình phục vụ tốt nhu cầu người dân và thực hiện các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong sự phát triển của chính ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng như sự lớn mạnh của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, thì việc mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu mà các ngân hàng phải thực hiện. Tự mở rộng nâng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự phát triển bền vững là sự bảo vệ mình trong mơi trường kinh tế biến động hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu các quy định và các vấn đề cơ bản về quản lý và phát triển mạng lưới NHTM.

Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, đi sâu vào phân tích những kết quả tích cực và hạn chế qua đó tìm ra ngun nhân dẫn đến tồn tại trong công tác phát triển và quản lý mạng lưới Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và phát triển mạng lưới của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt một cách hiệu quả.

Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Trên thực tế, đề tài về quản lý và phát triển mạng lưới là một đề tài lớn, khá nhạy cảm với bởi sự biến động của nền kinh tế, sự phát triển của đất nước nên trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong Thầy Cơ và những người quan tâm đóng góp để hồn thiện trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

2. Thông tư 43/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 Quy định về tổ chức hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phẩn Bưu điện Liên Việt

3. Tác giả : Nguyễn Văn Thắng - Ngân hàng Vietinbank: “Kinh nghiệm từ Ngân hàng Australia về mở rộng mạng lưới và quản trị rủi ro”

4. Nguyễn Thị Xuân Hồng năm 2012, Luận văn thạc sỹ: “Phát triển mạng lưới chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên”, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thanh Hương năm 2013 “Phát triển mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh khu vực phía bắc Việt Nam” , Đại học Quốc Gia Hà Nội

6. Nguyễn Thị Thùy Trang năm 2014, Luận văn thạc sỹ: “Phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

7. Quy chế Lập, Quản lý và Quyết toán kế hoạch kinh doanh - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; Ngân hàng TMCP Quân Đội; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương; Ngân hàng TMCP Tiên Phong; Ngân hàng TMCP Á Châu các năm từ 2014 đến 2018

9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt các năm từ 2014 đến 2018

10. Quy chế mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt các

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w