Một số kết quả hoạt động kinh doanh chínhcủa Ngân hàngTMCP Bưu

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 53)

được ban hành năm 2018.

Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu ra bao gồm 08 thành viên trong đó có 01 Chủ tịch HĐQT, 02 phó Chủ tịch HĐQT.

Ủy ban là cơ quan thường trực, do HĐQT thành lập có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho HĐQT bao gồm 9 ủy ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau.

Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, ở LienVietPostBank các Phó tổng thường kiêm nghiệm chức vụ Giám đốc các Khối nghiệp vụ và Giám đốc khu vực.

Các Khối nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc được chia làm 3 mảng chính là mảng Kinh doanh, mảng Tham mưu và mảng Hỗ trợ có nhiệm vụ Kinh doanh, Quản lý và Phát triển hệ thống Ngân hàng về mọi mặt.

Cơ cấu tổ chức tại các ĐVKD Ngân hàng Bưu điện Liên Việt khá đặc thù so với các ngân hàng khác, cụ thể:

Các đơn vị kinh doanh chính thuộc mạng lưới ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt bao gồm: Chi nhánh, Phòng giao dịch lớn, Phòng giao dịch, Phòng giao dịch bưu điện nâng cấp, phòng giao dịch bưu điện

Phòng giao dịch lớn hay còn gọi là phòng giao dịch đặc thù của LienVietPostBank vẫn trực thuộc Chi nhánh quản lý nhưng có quy mơ tài sản, số lượng khách hàng hay nhân sự đềutương đương với một Chi nhánh và lớn hơn các phịng giao dịch thơng thường. Các PGD đặc thù này chủ yếu nằm ở các

thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Các PGD, PGD bưu điện nâng cấp, PGD bưu điện thuộc quản lý của các Chi nhánh trên địa bàn các PGD đó.

Trung tâm hỗ trợ kinh doanh là đơn vị trực thuộc Hội sở đặt tại các Đơn vị kinh doanh (CN&PGD). Đơn vị này đóng vai trị chốt kiểm sốt trực tiếp của Hội sở. Trung tâm hỗ trợ kinh doanh duy trì và thực hiện chức năng giám sát giải ngân, giám sát tín dụng, giám sát phi tín dụng, định giá tài sản đảm bảo, tái thẩm định tín dụng, tham gia cơng tác phê duyệt cấp tín dụng và xử lý nợ tại đơn vị kinh doanh

2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCPBưu điện Liên Việt Bưu điện Liên Việt

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2016-2018.

hoạch hiện so với Ke hoạch 1 Tổng tài sản 141.8 65 163.434 180.000 175.095 107% 97% 2 Vốn chủ sở hữu 8.3 32 9.383 11.389 10.201 109% 90% 3 Huy động vốn TT 1 116.1 93 135.554 160.000 138.229 102% 86% 4 Dư nợ TT 1 (*) 83.723 103.121 117.557 120.972 117% 103%

6 Lợi nhuận trước thuế 1.3

48 1.768 1.200 1.231 70% 101%

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2016 -2018.

(*): Chỉ tiêu Dư nợ thị trường 1: không bao gồm trái phiếu đặc biệt VAMC - Tổng tài sản: đạt 175.095 tỷ đồng, tiếp tục duy trì là một trong số các NHTMCP có quy mơ tổng tài sản lớn

- Huy động vốn thị trường I: Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang bán lẻ, nguồn vốn ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên do NHNN giới hạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nên LienVietPostBank chủ động kiểm soát mức huy động đầu vào ở mức phù hợp để cân bằng với nguồn vốn đầu ra.

- Dư nợ thị trường I: Hoàn thành vượt kế hoạch, LienVietPostBank đã phát huy lợi thế về mạng lưới để tăng trưởng tín dụng đảm bảo trong phạm vi giới hạn của NHNN.

- Lợi nhuận: Kế hoạch được điều chỉnh một lần trong năm 2018 để phù hợp với tình hình thực tế (giới hạn tăng trưởng tín dụng, trong khi mạng lưới rộng nên chi phí vận hành lớn)

2.1.2.1. Tong tài sản và tình hình thanh khoản

Biểu đồ 2.1: Tong tài sản của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ 2014 đến 2018

Tổng Tài Sản 200,000

Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

từ năm 2014 đến 2018)

Đến thời điểm 31/12/2018, vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank đạt 10.201 tỷ đồng, tăng 808 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2017. Tổng tài sản

của LienVietPostBank vượt mốc 175.000 tỷ đồng, tăng 7,1% so với 2017 và tăng gấp 23 lần so với năm 2008. Thành cơng này góp phần nâng cao vị thế và quy mô của LienVietPostBank, đưa Ngân hàng tiến gần hơn vào Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam có tổng tài sản lớn nhất.

Tình hình thanh khoản của Ngân hàng ln được duy trì ổn định, các chỉ số về khả năng thanh khoản tại các thời điểm đều đạt trạng thái tốt đối với cả VND và các ngoại tệ khác.

2.1.2.2. Hoạt động Huy động vốn

Biểu đồ 2.2: Vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ 2014 đến 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Huy động vốn

160,000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ năm 2014 đến 2018)

Quy mô vốn huy động của LienVietPostBank tăng truởng rất đều và ổn định qua các năm, để có đuợc kết quả này phải kể đến đóng góp một phần rất lớn từ mạng luới tiết kiệm buu điện. Tuy phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ thị truờng nhung hoạt động huy động vốn của LienVietPostBank năm 2017, 2018 vẫn tiếp tục đuợc củng cố và mở rộng. Tính đến 31/12/2018, nguồn vốn huy động của LienVietPostBank đạt 138.229 tỷ đồng, tăng 2.675 tỷ so với 2017 và tăng 22.036 tỷ đồng so với 2016. Hiện tại, nguồn vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế của LienVietPostBank chiếm hơn 90% tổng huy động, giữ vững mục tiêu thị truờng 1 là trọng tâm huy động vốn.

Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2018 đuợc điều chỉnh theo đúng định huớng tăng tỷ trọng huy động từ các khách hàng bán lẻ (từ chiếm tỷ trọng 37% năm 2016 lên 46% năm 2017 và 60% năm 2018). Trong đó, huy động thơng qua hệ thống tiết kiệm buu điện tiếp tục tăng ở mức ổn định, đạt khoảng 60.000 tỷ đồng (tăng trên 50% so với năm 2017). Đây là nền tảng cơ sở để nguồn vốn huy động thị truờng 1 của LienVietPostBank ln duy trì đuợc tốc độ tăng truởng hiệu quả và bền vững

2.1.2.3. Hoạt động Tín dụng

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ 2014 đến 2018

Tín dụng 140,000

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ năm 2014 đến 2018)

Tình hình tăng trưởng tín dụng năm 2018 của LienVietPostBank khá khả quan với tốc độ tăng trưởng thị trường 1 đạt khoảng 17%, vượt 3% so với mức tăng trưởng bình qn tồn ngành (14%). Tính đến 31/12/2018, dư nợ thị trường 1 của LienVietPostBank đạt 120.972 tỷ đồng, tăng gần 18.000 tỷ đồng so với

cùng kỳ năm 2017. Bám sát chính sách kinh tế của Chính phủ, LienVietPostBank đã tập trung cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên và đã triển khai thành cơng nhiều sản phẩm tín dụng đặc thù như: cho vay hưu trí, cho vay cơng chức viên chức, lực lượng vũ trang, cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao...

Trong điều kiện giới hạn tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2018, LienVietPostBank tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng, hạn chế cho vay các khoản tín dụng rủi ro và kém hiệu quả để tập trung phát triển bán lẻ, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tín dụng bán lẻ năm 2018 đã tăng trưởng gấp 1,2 lần so với thời điểm cuối năm 2017. Tỷ trọng bán lẻ cũng tăng trưởng trong tổng dư nợ tín dụng, từ việc chỉ chiếm tỷ lệ 35% trong năm 2016 đến năm 2018 tỷ trọng tín dụng bán lẻ đã chiếm trên 50% trong tổng dư nợ tín dụng tồn hệ thống, tập trung vào Nơng nghiệp sạch, Nông nghiệp Công nghệ cao giúp giảm thiểu rủi ro khi tập trung vào phân khúc khách hàng lớn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Số lượng Khách hàng tăng trưởng mạnh, cơ cấu khách hàng được cải thiện. Số lượng Khách hàng cho vay tới cuối năm 2018 đạt khoảng 330.000 khách hàng, tăng 24.000 khách hàng so với thời điểm cuối năm 2017 trong đó chủ yếu là khách hàng tín dụng bán lẻ.

Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức an toàn. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu 1,39% trong khi tỷ lệ nợ xấu 2017 là 1,04%.

2.1.2.4. Lợi nhuận

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ 2014 đến 2018

Lợi nhuận trước thuế 2,000

Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

từ năm 2014 đến 2018)

Năm 2016 và 2017 Lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank tăng đột biến, mức tăng gấp hơn 3 lần các năm liền trước. Tuy nhiên đến 31/12/2018 lợi nhuận trước thuế LienVietPostBank chỉ đạt 1.231 tỷ đồng, giảm 310 so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu do room tín dụng chung của NHNN có giới hạn, LienVietPostBank chưa thể phát huy hết lợi thế mạng lưới lớn của mình để tăng

trưởng tín dụng trong khi nguồn vốn huy động có phần dư thừa và chi phí hoạt động lớn dần theo quy mơ mạng lưới.

2.1.2.5. Quản lý rủi ro và Xử lý nợ

Năm 2018 công tác kiểm sốt nợ xấu vẫn được chú trọng, cơng tác thu hồi và xử lý nợ triển khai khá tốt khi thu hồi gần 650 tỷ đồng nợ xấu và thực hiện trích lập dự phịng theo đúng quy định. Trong đó, đối với các khoản nợ đã bán VAMC, Ngân hàng vẫn tích cực thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để thu hồi nợ, kết quả trong năm đã thu hồi được gần 190 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên cùng khó khăn chung củ thị trường nên tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng nhẹ.

Mơ hình Trung tâm hỗ trợ kinh doanh tại Hội sở đặt tại ĐVKD tiếp tục hoạt động hiệu quả, giúp kiểm soát rủi ro đồng thời hỗ trợ hiệu quả hơn các ĐVKD trong các hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 1217 quản lý và phát triển mạng lưới NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w