Đánh giá kết quả hoạt động của Tổ tiết kiệm và vayvốn phòng giao dịch ngân

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 75 - 82)

ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín

2.3.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, về hoạt động tiết kiệm của Tổ TK&VV

- Việc triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Tổ TK&VV nhằm từng bước tạo cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo lập vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính ; đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương.

- Số dư tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV liên tục gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 19%.

Thứ hai, về hoạt động cho vay của Tổ TK&VV.

- Dư nợ cho vay qua Tổ TK&VV liên tục gia tăng qua các năm. Điều này giúp cho người dân, các hộ nghèo có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp.

- Tỷ lệ thu lãi bình quân của NHCSXH trong 3 năm (2018 - 2020) duy trì ở mức trên 98%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm được duy trì ở mức bằng 0. . Tỷ lệ nợ quá hạn so với mặt bằng nợ xấu của các NHTM thì tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH huyện Thường Tín được coi là rất tốt.

- Nhờ hoạt động cho vay thông qua Tổ TK&VV đã giúp cho PGD NHCSXH huyện Thường Tín phát triển kinh tế xã hội, giúp cho nhiều hộ dân thốt nghèo, nhiều HSSV khó khăn được đi học.

- Vốn tín dụng tăng thêm đã được ưu tiên đầu tư cho những địa bàn cịn khó khăn, hướng đầu tư chuyển sang phát triển các ngành nghề dịch vụ, cơng nghiệp, nơng lâm thủy sản, duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh tại các địa phương

Thứ ba, về hoạt động khác

- Tổ TK&VV đã được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định, hướng dẫn của NHCSXH. Việc thành lập Tổ TK&VV theo cấp thôn đã giúp cho việc quản lý nguồn vốn được tốt, hộ vay thuận lợi hơn trong việc bình xét hộ vay vốn và thuận tiện cho việc sinh hoạt định kỳ theo quy ước hoạt động của Tổ ; đồng thời thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, công khai dân chủ trong thơn, hạn chế tính trạng chiếm dụng nợ gốc, lãi, tiết kiệm của thành viên trong Tổ TK&VV

- Ban quản lý Tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ được NHCSXH ủy nhiệm, như: thực hiện tốt việc bình xét, giám sát việc sử dụng vốn vay, tích cực tuyên truyền ý thức trả nợ cho hộ vay. Qua đó đã tạo ý thức cho người vay trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi hàng tháng khá tốt. Khi có nhu cầu vay vốn, các hộ vay đã được Ban quản lý Tổ TK&VV hướng dẫn làm thủ tục vay vốn và hộ vay đến Điểm giao dịch tại xã để nhận tiền vay; tiền lãi trả hàng tháng được Tổ TK&VV thu nộp cho NHCSXH, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí của hộ vay.Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tiêu chí như “Q trình tham gia bình xét cho vay có sự tham gia đầy đủ của Tổ chức CTXH, UBND xã” ; “Ban quản lý Tổ TK&VV giải thích rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của tổ viên và quy chế hoạt động của tổ” ; “Ban quản lý Tổ TK&VV hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn nhanh chống đáp ứng yêu cầu của tổ viên.” được đánh giá khá cao với mức điểm trung bình đạt từ 3,99/5 điểm đến 4,53/5 điểm. Điều này cho thấy được hoạt động bình xét cho vay được đánh giá khá tốt ở các khâu về sự tham gia đầy đủ của các thành viên, sự giải thích rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của cho thành viên cũng như hướng dẫn đầy đủ chi tiết về hồ sơ và thủ tục vay vốn.

- Công tác sinh hoạt tổ cũng được đánh giá khá tốt ở khá cạnh tổ chức thường xuyên. Điều này được thể hiện qua tiêu chí “Hoạt động sinh hoạt tổ TK&VV có diễn ra thường xuyên theo quy định (tháng/quý)” được đánh giá với mức điểm trung bình là 4,51/5 điểm.

- Sự tín nhiệm của các thành viên đối với Tổ TK&VV được đánh giá ở mức khá cao. Các tiêu chí như “Tổ TK&VV đã giúp cho các thành viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách nhanh chóng” ; “Tổ TK&VV đã rất hiệu quả trong việc đôn đốc các thành viên trả nợ đúng hạn” ; “Tôi sẽ tiếp tục là thành viên của tổ TK&VV” được đánh giá với mức điểm trung bình từ 4,01/5 điểm đến 4,27/5 điểm.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, về hoạt động tiết kiệm của Tổ TK&VV

- Nguồn tiền gửi tiết kiệm vẫn còn rất thấp trong tổng nguồn vốn cho vay của

PGD. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng TGTK tổ TK&VV chỉ đạt 28,52% tổng nguồn vốn huy động.

- Bên cạnh đó, TGTK của Tổ TK&VV chiếm tỷ trọng chỉ có 4,58% trong tổng nguồn vốn của PGD (năm 2020). Ngồi ra, tỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm đạt được ở mức thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 65,44% tổng số lượng thành viên.

Thứ hai, về hoạt động cho vay của Tổ TK&VV

- Việc cho vay qua Tổ TK&VV đang tập trung quá nhiều ở Hội Phụ nữ, trong khi đó, các tổ chức CTXH khác vẫn còn rất thấp. Điều này sẽ gây đến sự quá tải trong quản lý các Tổ TK&VV của Hội phụ nữ.

- Vốn cho vay Hộ nghèo chỉ tập trung cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh ; chưa phát sinh cho vay hộ nghèo phục vụ cho sinh hoạt như: sửa chữa nhà ở, mắc điện, cho vay chi phí học tập...

- Tỷ lệ thu lãi tồn đọng thấp, chỉ đạt 35%/ tổng số lãi tồn đọng vào năm 2020.

- Mức cho vay tối đa đối với một số chương trình cịn thấp, chưa phù hợp

với tình

hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn như: chương trình cho vay Nước sạch &VSMTNT

Thứ ba, về hoạt động khác

- vẫn cịn tình trạng Tổ chưa thực hiện việc bình xét khi cho vay, hoặc có bình xét nhưng vẫn chưa phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng vốn và khả năng sản xuất kinh doanh của hộ vay, chưa có sự tham gia giám sát của Cấp ủy và chính quyền thơn trong việc bình xét, sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ. Một số nơi, Tổ trưởng còn nể nang, khơng kiên quyết trong việc giám sát q trình sử dụng vốn vay của các hộ vay. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các tiêu chí khơng được đánh giá cao như “Tổ TK&VV thực hiện cơng tác bình xét cho vay cơng khai, minh bạch” ; (3,43/5 điểm) ; “Việc thực hiện bình xét rất cơng bằng” (3,54/5 điểm) ; “Tổ TK&VV xác định rất chính xác các thành viên, đối tượng được vay vốn” (3,52/5 điểm).

- Sinh hoạt Tổ TK&VV ở nhiều nơi không hiệu quả: Không tổ chức sinh hoạt theo đúng quy ước hoạt động, sinh hoạt chỉ mang tính hình thức hoặc kết hợp với hoạt động của tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác nên khi họp Tổ chỉ chú trọng vào vấn đề của Hội đồn thể, ít thảo luận vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay của NHCSXH.Một số tổ TK&VV chỉ tham gia họp Tổ khi tiến hành làm các thủ tục vay vốn, trong q trình họp bình xét cịn nể nang, chưa thực sự công khai, dân chủ. Kết quả khảo sát cho thấy, các tiêu chí như “Khi sinh hoạt tổ TK&VV các tổ viên tham dự đầy đủ, đúng thành phần, số lượng” ; “Tại buổi sinh hoạt Ban quản lý tổ TK&VV có thơng tin, tun truyền vềchủ trương chính sách liên quan đến tín dụng chính sách” ; “Ban quản lý tổ TK&VV có đơn đốc các tổ viên trong tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích ; trả nợ, trả lãi đúng hạn và tuyên truyền động viên tổ viên gửi tiết kiệm.” cũng chỉ đạt được mức điểm trung bình từ 3,38/5 điểm đến 3,59/5 điểm.

- NHCSXH thời gian qua đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV cịn mang tín định lượng vào các chỉ tiêu thực hiện như: tỷ lệ thu lãi, thu nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ nộp tiết kiệm hàng tháng của các thành viên,... Nên chất lượng hoạt động của còn phụ thuộc nhiều vào BQL Tổ TK&VV và chưa đánh giá hết kết quả hoạt động chung và toàn diện Tổ TK&VV.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Thường Tín là một huyện có đơng dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội cịn gặp

nhiều khó khăn, nên nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách cịn rất lớn. Điều này cũng ảnh

hưởng đáng kể đến hoạt động của Tổ TK&VV trên địa bàn huyện Thường Tín. Sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tín dụng với chính sách khuyến nơng, khuyến lâm dẫn đến nhiều hộ vay sử dụng vốn kém hiệu quả, nhiều món cho vay giải ngân khơng phù hợp với quy luật thời vụ. Vốn vay còn phân tán, chia đều xẻ mỏng, chưa thực sự gắn kết hai mục tiêu: xóa đói giảm nghèo với mục tiêu thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

- Nhiều hộ vay chưa có ý thức cao trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, chuyển đổi mục đích sử dụng vốn khơng đúng với hợp đồng đã ký kết với NHCSXH, vẫn còn hiện tượng cho vay hộ, vay ké. Một số hộ vay còn ỷ lại vào chính sách của Nhà nước chăm lo đời sống của người nghèo, khơng phân biệt được vốn vay tín dụng với vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

- Một số chính quyền địa phương xã vẫn chưa thực sự vào cuộc, chưa hiểu rõ bản chất ưu việt của tín dụng chính sách trong cơng tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, cịn phó thác và cho rằng đây là việc của tổ chức CT-XH.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ, nhận thức trách nhiệm của nhiều Ban quản lý Tổ TK&VV yếu kém, không đủ khả năng để làm cầu nối giữa NHCSXH và người vay. Nhiều Tổ TK&VV chỉ có Tổ trưởng quản lý Tổ và trực tiếp đơn đốc trả nợ, trả lãi... nên chưa tạo được sức mạnh trong quản lý Tổ, hoạt động của Tổ bị gián đoạn khi Tổ trưởng có việc đột xuất và chưa đảm bảo tính dân chủ, minh bạch, cơng khai, tiềm ẩn nguy cơ chiếm dụng vốn do khơng kiểm sốt lẫn nhau khi thu lãi. Một số việc phân công trách nhiệm không đúng, như BQL Tổ có 2 người khơng phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được phân cơng. Tổ trưởng khơng nhiệt tình trong việc đơn đốc thành viên gửi tiết kiệm, khơng kiên trì giải thích, động viên hộ vay trả lãi và nợ gốc đúng theo thỏa thuận nên tỷ lệ nộp lãi và thu nợ gốc theo kỳ con còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và thực hiện các nội dung khác theo quy ước hoạt động của Tổ còn hạn chế dẫn đến nhiều hộ vay chưa nhận thức được trách nhiệm trả nợ, trả lãi và gửi tiết kiệm theo đúng quy định, không thường xuyên tham gia sinh hoạt Tổ theo định kỳ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •

Nội dung chương 2, tác giả tìm hiểu khái qt về ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín Hà Nội. Tiếp đó, tác giả thực hiện phân tích thực trạng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại phịng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín, Hà Nội thơng qua ba hoạt động cơ bản (1) Hoạt động tiền gửi tiết kiệm; (2) Hoạt động cho vay; (3) Hoạt động khác. Kết quả phân tích cho thấy hoạt động của tổ TK&VV đạt được một số thành tựu như: Số dư tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV liên tục gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 19%. Dư nợ cho vay qua Tổ TK&VV liên tục gia tăng qua các năm. Điều này giúp cho người dân, các hộ nghèo có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp. Tỷ lệ thu lãi bình quân của NHCSXH trong 3 năm (2018 - 2020) duy trì ở mức trên 98%. Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm được duy trì ở mức bằng 0. Tổ TK&VV đã được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định, hướng dẫn của NHCSXH. Ban quản lý Tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ được NHCSXH ủy nhiệm, như: thực hiện tốt việc bình xét, giám sát việc sử dụng vốn vay, tích cực tuyên truyền ý thức trả nợ cho hộ vay. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tổ TK&VV của ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín Hà Nội cịn một số hạn chế như: Nguồn tiền gửi tiết kiệm vẫn còn rất thấp trong tổng nguồn vốn cho vay của PGD. TGTK của Tổ TK&VV chiếm tỷ trọng chỉ có 4,58% trong tổng nguồn vốn của PGD (năm 2020). Việc cho vay qua Tổ TK&VV đang tập trung quá nhiều ở Hội Phụ nữ, trong khi đó, các tổ chức CTXH khác vẫn cịn rất thấp. Tỷ lệ thu lãi tồn đọng thấp, chỉ đạt 35%/ tổng số lãi tồn đọng vào năm 2020. Mức cho vay tối đa đối với một số chương trình cịn thấp, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh

tế, xã hội trên địa bàn như: chương trình cho vay Nước sạch &VSMTNT. Vẫn cịn tình

trạng Tổ chưa thực hiện việc bình xét khi cho vay, hoặc có bình xét nhưng vẫn chưa phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng vốn. Sinh hoạt Tổ TK&VV ở nhiều nơi không hiệu quả. Tác giả chỉ ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến các hạn chế trên. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TỎ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THƯỜNG TÍN

- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w