Kinh nghiệm hoạt động của Tổ tiết kiệm và vayvốn của một số Phòng

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

dịch ngân hàng chính sách xã hội của huyện

1.4.1.1. Kinh nghiệm của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Chương Mỹ

Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động không chỉ là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, phục vụ các đối tượng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách trực tiếp, tiện lợi mà còn giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả, nâng cao ý thức tiết kiệm, góp phần đảm bảo chất lượng nguồn tín dụng chính sách của Nhà nước. Trong giai đoạn 2018 - 2020, các Tổ TK&VV trên địa bàn huyện Chương Mỹ liên tục gia tăng về số lượng cũng như hiệu quả hoạt động của mình. trên địa bàn huyện có 142 Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động với tổng dư nợ ủy thác đạt gần 271,3 tỷ đồng/4.359 hộ vay vốn, tiền gửi tiết kiệm đạt hơn 9,5 tỷ đồng. Để nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, thời gian qua, NHCSXH huyện Chương Mỹ luôn phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội các cấp thường xuyên rà soát, đánh giá, xếp loại để có kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Kết quả kiểm tra hàng tháng hơn 98% Tổ tiết kiệm và vay vốn được xếp loại tốt, không có tổ xếp loại trung bình, yếu. Các hộ vay đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chấp hành tốt việc trả nợ, trả lãi, phát huy hiệu quả vốn vay, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.000 -

1.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 23,17% (năm 2018) xuống còn 12,13% (năm 2020). Để đạt được những kết quả này là sự nỗ lực cố gắng rất lớn từ phía các bên. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các Tổ TK&VV đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ vươn lên, tạo được tính cộng đồng, có sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đồng thời, các Tổ tiết kiệm và vay vốn còn là kênh dẫn vốn trực tiếp, hiệu quả đến tận cơ sở, giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và thực hiện một số công việc được NHCSXH ủy nhiệm, như: Họp bình xét cho vay; giám sát việc sử dụng vốn vay; theo dõi, đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, nhằm tạo thói quen tiết kiệm tích lũy trả dần nợ gốc; thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro... hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường đôn đốc các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, nộp lãi đúng thời hạn, trả nợ vốn đúng quy định, thông qua các buổi sinh hoạt tổ, hoặc các buổi họp bình xét vay vốn.

Thứ ba, Tổ TK&VV đã kịp thời biểu dương những hộ điển hình làm kinh tế giỏi, định hướng cho các hộ vay vốn lựa chọn phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, hướng dẫn hộ vay kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi trồng, kinh doanh, giúp hộ vay phát huy được đồng vốn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Thứ tư, chi PGD NHCSXH huyện Chương Mỹ thường xuyên thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho các Ban quản lý Tổ TK&VV trên địa bàn huyện.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Oai

Với trọng trách khởi nghiệp cùng người nghèo, không vì mục tiêu lợi nhuận, những năm qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Oai đã luôn làm tốt vai trò là cầu nối giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện

sống, vươn lên thoát nghèo. Theo đó, ngân hàng đã xây dựng được 09 chương trình tín dụng chính sách, vận động linh hoạt các nguồn vốn huy động để bố trí đủ vốn cho các nhu cầu vay. Để đồng vốn đến tay các đối tượng thụ hưởng đạt hiệu quả, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Oai đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thành niên ... xây dựng hợp đồng ủy thác, triển khai rà soát, xác định đối tượng để cho vay vốn. Từ đó đã hình thành mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn từng thôn, xóm, ... đưa vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận dễ dàng vốn vay. Nhằm tăng cường công tác giám sát, NHCSXH huyện thường xuyên tổ chức giao ban với các hội, đoàn thể nhận uỷ thác, kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của các gia đình khó khăn.

Các Tổ TK&VV trên địa bàn huyện đã thể hiện được hiệu quả trong hoạt động của mình. Theo đó, trong năm 2020, tổng dư nợ cho vay qua Tổ TK&VV là 255,92 tỷ đồng chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo. Hoạt động cho vay qua Tổ TK&VV đã giúp cho 255 thành viên trong tổ thoát nghèo vào năm 2020. 100% các thành viên trong Tổ TK&VV đều trả lãi và gốc đúng hạn. Điều này cho thấy được hoạt động của tổ TK&VV trên địa bàn huyện Thanh Oai là rất hiệu quả. Để đạt được những kết quả đó là sự nỗ lực cố gắng của Ban quản lý Tổ TK, các thành viên trong Tổ cũng như sự đôn đốc, giám sát chặt chẽ từ phía PGD NHCSX của huyện. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, PGD NHCSXH huyện rất sát sao trong việc giám sát hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Thường xuyên đôn đốc các Tổ TK&VV trong việc cập nhật tình hình của các thành viên trong tổ vay vốn đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các thành viên trong tổ trong việc thực hiện việc sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.

Thứ hai, PGD NHCSXH thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các Ban quản lý của Tổ TK&VV

Thứ ba, Ban quản lý của Tổ TK&VV đã làm việc một cách nghiêm túc, công bằng, công khai trong việc bình xét cho vay, thường xuyên giúp đỡ các thành viên trong tổ TK&VV trong việc sử dụng hợp lý khoản vốn vay.

Thứ tư, điểm nhấn sáng tạo trong hoạt động của Tổ TK&VV là mô hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay có hoàn cảnh tương tự để họ cùng chia s trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhóm vay gồm 5 người, đa phần là những phụ nữ, những người có thu nhập thấp, sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc cùng một làng xã, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau. Trong nhóm bầu ra một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổ chức họp định kỳ, sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, nắm bắt các yêu cầu và qui định chung của nhóm và làm nhiệm vụ kết nối với đại diện của ngân hàng. Hàng tuần nhóm có tổ chức họp để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả và sự đảm bảo trong các khoản vay đó. Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại.

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w