Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín Hà Nội

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 40)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

PGD NHCSXH huyện Thường Tín được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003 theo Quyết địnhcủa Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Với nguồn vốn ban đầu được cấp là 14 tỷ đồng dư nợ và khoảng gần 400 hộ vay vốn. Từ khi được thành lập PGD NHCSXH huyện Thường Tín ln nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng chính sách xã hội Tp Hà Nội, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện Thường Tín, và sự kết hợp chặt chẽ giữa các Tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của PGD NHCSXH huyện Thường Tín.

NHCSXH huyện Thường Tín đã khai trương đi vào hoạt động với chức năng, nhiệm vụ nhận nguồn vốn từ trung ương chuyển về, nhận uỷ thác từ các chủ dự án, từ ngân sách Thành phố, từ Ngân sách huyệnvà vốn huy động trên thị trường để cho vay các đối tượng: (1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn nghèo áp dụng hiện nay; (2) Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các tổ chức sản xuất của thương binh, người tàn tật và các đối tượng chính sách khác; (3) Học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, vay vốn để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập ; (4) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi, cho vay xuất khẩu lao động, vay vốn để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay...; (5) Một số đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ

Từ khi hình thành và đi vào hoạt động, trụ sở làm việc của PGD không cố định và chuyển đi nhiều nơi nên rất thiếu ổn định. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến

việc thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ của ngân hàng. Tuy vậy, trong những năm qua, NHCSXH huyện Thường Tín đã khơng ngừng nỗ lực vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào thực hiện có hiệu quả chiến lược xố đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động...PGD cũng đã từng bước chủ động trong tạo lập cơ cấu nguồn vốn hoạt động hợp lý, tạo nền tảng cho sự hoạt động ngày càng hiệu quả.

Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời với mục đích tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi các ngân hàng thương mại, đồng thời thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Tín sẽ được thực hiện các nghiệp vụ sau đây:

- Tổ chức huy động vốn trong và ngồi nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện khơng có lãi hoặc khơng hồn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngồi.

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngồi nước.

- Có hệ thống thanh tốn nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước.

- Được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. + Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác

2.1.2. Cơ cấu mơ hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH huyện Thường Tín

Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2020

Cơ cấu phịng giao dịch hiện tại gồm có:

- Ban giám đốc: 3 người bao gồm Giám đốc và 02 Phó giám đốc.

- Tổ kế hoạch nghiệp vụ: 06 đồng chí cán bộ tín dụng, phụ trách cơng tác tín dụng của 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Tổ kế tốn-ngân quỹ: 03 đồng chí cán bộ phụ trách cơng tác kế tốn và kho quỹ của phòng giao dịch.

- Ve mạng lưới hoạt động: Để thực hiện có hiệu quả yêu cầu và nhiệm vụ được giao, NHCSXH huyện Thường Tín đã thiết lập mạng lưới giao dịch thông qua 29 Tổ Giao dịch lưu động đến 29 xã, thị trấn trong toàn huyện.

- Với tổng biên chế trong NHCSXH huyện Thường Tín hiện nay là 12 người, phục vụ cho 18.408 khách hàng phân bố trên một địa bàn rộng gồm 29 xã, thị trấn thì số lượng định biên của PGD quả là còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH huyện Thường tín

PGD NHCSXH huyện Thường Tín có chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện có giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương.

- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, tiếp nhận các nguồn vốn, cho vay và các nghiệp vụ ngân hàng khác theo quy định của pháp luật và của NHCSXH.

- Tổ chức hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch xã, phường, thị trấn theo quy định Tổng Giám đốc.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và dịch vụ Ngân hàng theo quy định Tổng Giám đốc.

- Thực hiện các quy định về công tác cán bộ, thi đua - khen thưởng, đào tạo và chế độ chính sách đối với người lao động tại đơn vị theo phân cấp, ủy quyền.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của NHCSXH.

- Thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ theo quy định.

- Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của NHCSXH, văn bản của NHCSXH; Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp đến tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Tổng Giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền.

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của NHCSXH, quy chế văn hóa giao tiếp ứng xử của cán bộ, viên chức, người lao động NHCSXH.

- Phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác.

Tiêu chí Giá trị (triệu đồng) So sánh (%) 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

1. Nguồn vốn từ TW 206.038 227.959 267.006 10,64 17,13 2. Vốn huy động TW cấp bù lãi 46.824 55.478 69.618 18,48 25,49

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng quản trị NHCSXH, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, Tổng Giám đốc, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh giao.

2.1.4. Các chương trình tín dụng đang triển khai tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thường Tín

+ Chương trình cho vay Hộ nghèo. + Chương trình cho vay Hộ cận nghèo.

+ Chương trình cho vay Học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn. + Chương trình cho vay Giải quyết việc làm.

+ Chương trình cho vay Hộ mới thốt nghèo.

+ Chương trình cho vay nước sạch vệ sinh mơi trường nơng thơn. + Chương trình cho vay Hộ nghèo về nhà ở.

+ Chương trình cho vay Nhà ở xã hội.

2.1.5. Kết quả hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hộihuyện Thường Tín huyện Thường Tín

2.1.5.1 về nguồn vốn

Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các Tổ TK&VV của NHCSXH huyện Thường Tín là nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp giao trực tiếp quản lý. Ngồi ra, Phịng giao dịch cịn huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước để có nguồn vốn cho các Tổ TK&VV tiến hành cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức lãi suất bằng mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM trên địa bàn.

Nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Thường Tín liên tục gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tổng nguồn vốn của PGD đạt 295.884 triệu đồng. Đến năm 2019, tổng nguồn vốn của PGD đạt 345.222 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 16,67%. Năm 2020 nguồn vốn của PGD tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 25,52%. Nguyên nhân chính là do đây là năm khó khăn do dịch bệnh covid 19 diễn biến rất phức tạp khiến cho Nhà nước liên tục gia tăng các khoản hỗ trợ cho người dân trên địa bàn huyện vượt qua khó khăn. Cùng với đó, nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách cũng gia tăng đáng kể. Đơn vị: Triệu đồng, % 500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 433,318 2018 2019 2020 30 25 20 15 10 5 0 Tổng nguồn vốn Tốc độ tăng trưởng (%)

Hình 2.2. Nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Thường Tín

Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2018 - 2020

Nguồn vốn cho vay tại PGD chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương. Cụ thể, năm 2018, nguồn vốn từ Trung ương đạt 206.038 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,63%. Đế năm 2019, nguồn vốn từ TW đạt 227.959 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66,03%. Năm 2020, nguồn vốn từ TW đạt 267.006 triệu đồng, chiếm tỷ trọng

61,62%.

Bảng 2.1. Nguồn vốn tại PGD NHCSXH huyện Thường Tín giai đoạn 2018 - 2020

Dư nợ cho vay ủy thác và cho vay trực tiếp

Giá trị (Triệu đồng) So sánh (%) 2018 2019 2020 2019/ 2018 2020/ 2019 Dư nợ ủy thác 294.814 344.698 432.950 16,92 25,60 Hội phụ nữ 179.331 207.471 245.671 15,69 18,41 Hội nông dân 71.294 83.173 113.247 16,66 36,16 Hội cựu chiến binh 31.427 38.133 52.695 21,34 38,19 Đoàn thanh niên 12.762 15.921 21.337 24,75 34,02

Dư nợ trực tiếp 1.233 673 369 -45,42 -45,17

Tổng cộng 296.047 345.371 433.319 16,66 25,46

Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2018 - 2020

Nguồn vốn huy động tại huyện được Trung ương cấp bù cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong tổng nguồn vốn cho khách hàng vay. Tuy nhiên, tỷ trọng từ nguồn vốn này rất thấp, thấp nhất trong tất cả các nguồn. Cụ thể, năm 2018, nguồn vốn huy động đạt46.824 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15,83%. Đến năm 2020, nguồn vốn huy động tại huyện đạt 69.618 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,07%. Trong tổng nguồn vốn huy động tại huyện có hai loại nguồn vốn: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và các nguồn vốn huy động từ các Tổ chức và cá nhân. Đối với hai loại nguồn vốn này vẫn tập trung chủ yếu nguồn vốn huy động từ các Tổ chức và cá nhân. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ Tổ TK&VV vẫn còn nhiều hạn chế, chiếm tỷ trọng thấp.

- Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương bao gồm: Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách thành phố và Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện. Là một huyện có nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách thành phố (Chiếm tỷ trọng trên 90% đối với nguồn vốn này).

Đơn vị: %

■ 1. Nguồn vốn từ TW 2. Vốn huy động TW cấp bù lãi >3.Nguồn nhận ủy thác tại địa phương

Hình 2.3. Tỷ trọng nguồn vốn tại PGD NHCSXH huyện Thường Tín giai đoạn 2018 - 2020

Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2018 - 2020 2.1.5.2. Tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng

Đến nay trên địa bàn huyện Thường Tín đang triển khai thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách, theo dõi và quản lý trên 18.407 khách hàng vay vốn. Các chương trình tín dụng đang được triển khai trên địa bàn huyện Thương Tín bao gồm: Cho vay giải quyết việc làm; Cho vay hộ cận nghèo theo QĐ 15 ; Cho vay hộ mới thoát nghèo theo QĐ 28 ; Cho vay hộ nghèo về nhà ở; Cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn ; Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100; Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ; Cho vay ưu đãi hộ nghèo.

Có hai hình thức cho vay tại PGD bao gồm: Cho vay qua ủy thác qua các tổ chức đồn thể như Hội nơng dân, hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên và cho vay trực tiếp các cá nhân tổ chức. Số liệu thống kê cho thấy, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách có xu hướng ngày càng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2018 dư nợ cho vay đạt 296.047 triệu đồng. Đến năm 2020, dư nợ cho vay tăng lên và đạt 433.319 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 21,06%. Điều này cho thấy được những chính sách ưu đãi dành cho các đối tượng chính sách ngày càng được quan tâm hơn và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và đây là điều kiện cần thiết giúp cho các hộ nông dân cải thiện đời sống kinh tế.

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay của PGD NHCSXH huyện Thường Tín giai đoạn 2018

Số liệu thống kê cho thấy, hình thức cho vay ủy thác vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay của PGD NHCSXH huyện Thường Tín. Dư nợ cho vay chủ yếu qua các tổ chức đồn thể thơng qua tổ TK&VV. Điều này giúp cho nguồn vốn dễ dàng hơn đến với người dân. Dư nợ cho vay ủy thác chiếm tỷ trọng trên 99% dư nợ, dư nợ trực tiếp chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20% trong giai đoạn 2018 - 2020.

Đơn vị: %

■ Dư nợ ủy thác ■ Dư nợ trực tiếp

Năm 2018 ■ Dư nợ ủy thác ■ Dư nợ Năm 2019 ■Dư nợ ủy thác ■Dư nợ trực tiếp Năm 2020

Hình 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức ủy thác và trực tiếp tại PGD NHCSXH huyện Thường Tín

Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2018 - 2020

Hiện tại PGD NHCSXH huyện Thường Tín đang thực hiện triển khai cho vay đối với tất cả 8 chương trình vay vốn. Đến 31/12/2020, dư nợ cho vay Hộ nghèo là 9.108 triệu đồng/420 khách hàng, chiếm tỷ lệ 2,1% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay HSSV có HCKK là 1.148 triệu đồng/72 khách hàng, chiếm tỷ lệ 0,27% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn là 98.929 triệu đồng/ 8.234 khách hàng, chiếm 22,83% tổng dư nợ.

Dư nợ chương trình GQVL là 208.364 triệu đồng/5311 khách hàng, chiếm 48,11% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay Hộ cận nghèo là 27.288 triệu đồng/ 779 khách hàng, chiếm 6,3% tổng dư nợ. Dư nợ chương trình cho vay Hộ mới thoát nghèo là 78.094 triệu đồng/ 2.434 khách hàng, chiếm tỷ lệ 18,02% tổng dư nợ. Dư nợ chương trình Hộ nghèo về nhà ở là 8.328 triệu đồng/398 hộ vay, chiếm 1,92% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay Nhà ở xã hội là 1.943 triệu đồng/ 5 hộ vay chiếm 0,45% tổng dư nợ.

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo chương trình cho vay

Cho vay giải quyết việc

làm 88.662 29,95 123.925 35,88 208.480

48,1 1 Cho vay hộ cận nghèo

theo QĐ 15 7.940 2,68 25.258 7,31 27.288 6,30 Cho vay hộ mới thoát

nghèo theo QĐ 28 89.933 30,38 80.282 23,25 78.094 218,0 Cho vay hộ nghèo về

nhà ở 9.412 3,18 8.493 2,46 8.328 1,92

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w