Hoàn thiện các hoạt động khác

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

3.2.5.1. Hoàn thiện hoạt động bình xét cho vay của Tổ tiết kiệm và vay vốn

- Để tiêu chuẩn, điều kiện cho vay được công bố và giải thích rõ ràng để các tổ viên hiểu rõ về từng chương trình cho vay phù hợp với từng đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách của Chính phủ. NHCSXH phải thường xuyên phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác làm tốt công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhất là các chế độ chính sách mới ban hành cho Ban quản lý Tổ TK&VV, việc tổ chức nên tập trung tại từng xã, phường, thị trấn với phương châm “Cầm tay chỉ việc”, không hiểu nghiệp vụ đến đâu hỏi đến đó.

- Xây dựng và phát triển được mạng lưới Ban quản lý Tổ TK&VV như những cán bộ tín dụng của NHCSXH kiêm nhiệm tại cơ sở, đặc biệt là đối với các Tổ TK&VV ở vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn trình độ dân trí còn hạn chế. Nhằm giải thích rõ ràng hơn khi bình xét cho vay về tiêu chuẩn, điều kiện được vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

- Việc họp bình xét cho vay cần thường xuyên có sự tham gia chứng kiến của Hội quản lý cấp xã và giám sát của Trưởng thôn/khóm. Nhằm hạn chế công tác bình xét cho vay còn thiếu công khai, thiếu dân chủ, không đúng đối tượng, mức vay chưa phù hợp với việc sử dụng vốn vay, tránh trường hợp lợi dụng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để vay ké, làm khống hồ sơ,... Hoặc khi vay vốn Ban quản lý Tổ TK&VV không tổ chức họp bình xét hoặc có cũng chỉnh mang tín hình thức, tổ chức họp không tập trung vào việc bình xét cho vay.

- Việc bình xét bắt buộc phải có ý kiến của tập thể Tổ TK&VV và với trên 2/3 số lượng thành viên của Tổ mới thực hiện.

- Tổ TK&VV cần phải thực hiện công tác bình xét cho vay công khai minh bạch với sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong tổ tiết kiệm.

việc bình xét cho vay phải dựa trên ý kiến bình chọn đa số của các hội viên.

- Việc xác định các thành viên được vay vốn phải đảm bảo tính chính xác trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, công bằng về các tiêu chí và đối tượng được vay vốn.

3.2.5.2. Hoàn thiện hoạt động sinh hoạt của Tổ tiết kiệm và vay vốn

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV cần duy trì và thường xuyên chấn chỉnh việc tổ chức sinh hoạt đầy đủ định kỳ theo quy định (tháng/quý). Đồng thời để các thành viên chủ động bố trí thời gian và nhớ thời gian sinh hoạt, Tổ TK&VV nên thống nhất thời gian sinh hoạt cố định vào một ngày trong tháng/quý. NHCSXH cần bổ sung thêm quy định trong hợp đồng ủy nhiệm và Ban quản lý Tổ TK&VV phải bổ sung vào trong quy ước của Tổ TK&VV là trước ít nhất 5 ngày đến kỳ giao dịch xã hàng tháng hoặc trước ngày 10 tháng đầu quý Ban quản lý Tổ TK&VV phải tổ chức sinh hoạt.

- Hội đoàn thể nhận ủy thác và NHCSXH phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện và có kế hoạch tham gia sinh hoạt với Tổ TK&VV. Đặc biệt là đối với những tổ có chất lượng hoạt động trung bình, yếu kém, những tổ có khoảng cách xa trụ sở UBND cấp xã để tạo động lực, niềm tin cũng như thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách về vay vốn đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách, cũng như nhân dân trên địa bàn được biết. Bên cạnh đó còn giải quyết những khó khăn, vướng mắc kịp thời.

- Khi tổ chức sinh hoạt Ban quản lý tổ TK&VV thông tin, tuyên truyền kịp thời về chủ trương chính sách liên quan đến tín dụng chính sách mới và phê bình đối với các thành viên chưa thực hiện tốt quy chế hoạt động của như: việc sử dụng vốn vay đúng mục đích khi vay; đôn đốc trả nợ, trả lãi đúng định kỳ và gửi tiết kiệm hàng tháng. Cần nhân rộng, nêu gương các thành viên thực hiện tốt quy ước hoạt động của tổ. Ban quản lý Tổ TK&VV thường xuyên vận động, nhắc nhở các thành viên tham dự đầy đủ, đúng thành phần gắn trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên vay vốn. Bên cạnh đó còn nhằm tăng cường sự giám sát việc sử dụng vốn cũng như tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên.

- Trong sinh hoạt Ban quản lý tổ Tổ TK&VV cần chia sẽ, vận động trong việc phát huy sự tương trợ và cộng đồng trách nhiệm trong tất cả thành viên, nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại.

- Nội dung sinh hoạt tổ phải kết hợp tập huấn các nghiệp vụ khuyến nông, lâm, ngư để tăng cường trao đổi kinh nghiệp sản xuất kinh doanh cho các thành viên, chia sẽ những khó khăn và bàn bạc đưa ra giải pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp nợ quá hạn, nợ đến hạn, nợ phân kỳ, lãi đọng, gửi tiền tiết kiệm.., đồng thời hướng dẫn hộ vay cách đối chiếu số dư nợ và tiền gửi tiết kiệm trên biên lai.

- Tổ TK&VV phải được sắp xếp các thành viên trong Tổ TK&VV theo hướng liền cư, liền kề (tổ theo cụm dân cư liền kề) để thuận lợi cho việc hoạt động và quản lý của Tổ TK&VV đặc biệt trong công tác sinh hoạt định kỳ của Tổ TK&VV.

- Việc tổ chức sinh hoạt tổ chỉ được thực hiện khi có sự tham gia đầy đủ của các thành viên viên cũng như các thành phần để đảm bảo kết quả sinh hoạt tổ đạt được tốt nhất.

- Ban quản lý tổ TK&VV có đôn đốc các tổ viên trong tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích ; trả nợ, trả lãi đúng hạn và tuyên truyền động viên tổ viên gửi tiết kiệm.

3.2.5.3. Giải pháp hoàn thiện việc thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn

- Qua khảo sát thực tế cho thấy chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV còn một số tồn tại sau: Tổ được thành lập trên địa bàn theo thôn, khóm nhưng do nhiều nơi địa bàn thôn, khóm rộng nên khó khăn trong việc hoạt động và quản lý của Tổ TK&VV; Tổ thực hiện sinh hoạt định kỳ không đầy đủ theo quy ước; Tổ trưởng thu lãi thiếu sót trong việc ghi chép, chưa kiểm soát chặt chẻ chữ ký của tổ viên; việc hướng dẫn hộ vay sử dụng biên lai thu lãi chưa được chú trọng; công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi vay chưa được quan tâm đúng mức do đó hiệu quả sử dụng vốn chưa cao ; chất lượng hoạt động Tổ TK&VV chưa đồng đều giữa các

xã, giữa các đơn vị nhận ủy thác... Do vậy, cần phải khắc phục những tồn tại, yếu kém và nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng bền vững, như: Tổ TK&VV phải được thành lập liền canh, liền cư. Thì từ khi mới thành lập phải có sơ đồ, hình vẽ đối với các thành viên tham gia theo cụm dân cư liền kề dưới sự kiểm tra giám sát của Trưởng thôn/khóm và Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã. NHCSXH phải có kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân, Ban đại diện các cấp chỉ đạo Uỷ ban nhân dân và Hội đoàn thể cấp xã, chấn chỉnh kịp thời đối với những thôn/khóm có từ hai Tổ TK&VV trở lên phải chi tách, sát nhập theo hướng liên canh, liên cư và BQL tổ phải là những người sống trong cụm dân cư đó.

- Để việc chủ trì/chứng kiến của Hội đoàn thể cấp xã khi thành lập tổ TK&VV được tốt hơn, đảm bảo đúng quy định. Hội đoàn thể, NHCSXH cấp huyện cần thường xuyên nâng cao công tác kiểm tra giám sát việc tổ chức họp thành lập Tổ TK&VV đối với sự tham gia của Hội đòan thể cấp xã gắn trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w