ngân hàng chính sách xã hội
1.3.1. Các nhân tố khách quan
- Về môi trường kinh tế: Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ tiết kiệm
và vay vốn liên quan đến điều kiện kinh tế của từng vùng miền, khoảng cách, địa hình và có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, của hộ nghèo và các đối tượng chính sách nói riêng, nếu mơi trường thuận lợi "thiên thời, địa lợi, nhân hịa" hay “mưa thuận, gió hịa” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ đem lại hiệu quả, từ đó việc chấp hành nghĩa vụ, cam kết của các thành viên, giao dịch với NHCSXH sẽ thuận lợi hơn. Nếu ngược lại thì nguồn vốn của NHCSXH cho vay sẽ khơng đem lại hiệu quả từ đó sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ, trả lãi và thực hiện cam kết của các thành viên vay vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV.
- Ve chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam: Với đặc thù hoạt động NHCSXH là phục vụ và truyền tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Do đó địi hỏi quy trình nghiệp vụ hồn chỉnh, thủ tục đơn giản, khả năng đáp ứng vốn cho người nghèo nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an tồn, hiệu quả. Vì trình độ của các đối tượng chính sách thường hạn chế hơn những đối tượng khác, hơn nữa món vay nhỏ l nên cần nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ sao cho hộ nghèo dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo ngun tắc tín dụng, đảm bảo an tồn vốn. Việc giải ngân phải nhanh gọn, chính xác, kịp thời và thuận tiện cho người nghèo, tạo dựng được lòng tin với khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV.
- Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể
Các tổ chức Hội, đồn thể (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cơng sản Hồ Chí Minh) và Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài để thực hiện nhiệm vụ ủy thác của NHCSXH theo quy định của Chính phủ nhằm truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách tốt nhất. Nhiều nội dung cơng việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đồn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH, chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Vì vậy, chất lượng chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV có tốt hay khơng có phần phụ thuộc vào chất lượng ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ TK&VV là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, do Ban quản lý Tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm nhiều cơng đoạn trong việc cho vay: từ khâu trun truyền chính sách, hướng dẫn hồ sơ thủ tục, kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay thực hiện các nghĩa vụ với NHCSXH trong vay vốn, được ngân hàng ủy thác thực hiện thu lãi, thu tiền tiết kiệm của các thành viên. Mặc dù quy trình nghiệp vụ của NHCSXH đã được đơn giản hóa cả quy trình và thủ tục hành chính nhưng để làm tốt nhiệm vụ của mình thì Ban quản lý Tổ cần có trình độ và kinh nghiệm nhất định. Trong đó, tổ trưởng Tổ TK&VV có vai trị quan trọng trong chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, do tổ trưởng Tổ TK&VV là người đại diện của tổ trong giao dịch với NHCSXH và là người trực tiếp theo dõi quản lý các thành viên vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ do NHCSXH ủy nhiệm như tổ chức họp bình xét cho vay, đơn đốc thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm,... do đó các nhân tố như giới tính, độ tuổi, uy tín, kinh nghiệm, khả năng làm việc của tổ trưởng tổ TK&VV, bên cạnh đó điều kiện ràng buộc, gắn với vị trí cơng tác của tổ như tổ trưởng là chi hội trưởng tác động đến chất lượng hoạt động của BQL tổ TK&VV.
- Việc chấp hành thực hiện quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ TK&VV, việc tổ TK&VV thực hiện tốt các quy ước hoạt động của tổ trong việc bình xét cho vay, tổ chức sinh hoạt tổ theo định kỳ thì đảm bảo được việc bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định của Chính phủ, nguồn vốn đáp ứng đúng, đủ nhu cầu, các thông tin tín dụng chính sách được truyền tải đến đối tượng chính sách đúng định hướng, giám sát sử dụng vốn vay có hiệu quả...
- Điều kiện kinh tế của thành viên Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn Mỗi khi thành viên BQL tổ TK&VV có điều kiện kinh tế cơ bản ổn định thì sẽ hỗ trợ cho hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tốt hơn như: Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn có phương tiên liên lạc, điều kiện đi lại như điện thoại, xe máy
thì việc thơng tin với NHCSXH được nhanh chóng, kịp thời hơn, thuận lợi hơn trong việc đi lại giao dịch với NHCSXH, đồng thời hổ trợ giúp đỡ, giao dịch với các thành viên trong Tổ tiết kiệm và vay vốn tốt hơn.
- Trình độ văn hóa, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm về việc vay vốn như: sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hồn trả nợ gốc trả lãi đúng theo thỏa thuận ; năng lực hành vi dân sự về tính pháp lý của những hợp đồng của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với NHCSXH, cũng như tư cách đạo đức của thành viên ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ của các Tổ TK&VV để góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ TK&VV
- Bên cạnh đó, năng lưc, trình độ chun mơn, kỹ thuật và quản lý nguồn vốn
vay cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay, vì thế đóng vai trị quyết định đến khả năng trả lãi, nợ gốc tiền vay và dành một phần để tiết kiệm hàng tháng.
- Về quy mô hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn: Quy mô hoạt động của Tổ TK&VV thể hiện số lượng thành viên vay vốn và tổng dư nợ do tổ được ủy nhiệm quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, đối với tổ có số lượng thành viên ít dư nợ thấp thì việc theo dõi, quản lý đơn giản hơn đối với tổ có số lượng thành viên nhiều dư nợ cao, tuy nhiên nếu Tổ TK&VV quản lý số thành viên ít dư nợ thấp thì thu nhập của Ban quản lý Tổ TK&VV từ hoa hồng thấp không đủ bù đắp đủ chi phí BQL Tổ TK&VV thực hiện nhiệm vụ ủy nhiệm từ đó khơng động viên, khuyến khích BQL tổ gắn bó lâu dài và khơng thực hiện hồn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội: Với phương thức chủ yếu là ủy thác qua 4 tổ chức CT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn thanh niên Cơng sản Hồ Chí Minh) từ trung ương đến địa phương và mạng lưới hoạt động phù hợp, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, phương tiện, công nghệ hiện đại đã giúp cho NHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong khi biên chế ít, đồng thời giúp cho NHCSXH chuyền tải vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính
sách kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng khơng để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của đồng vốn; mặt khác cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TK&VV giúp cho NHCSXH tiết kiệm được chi phí hơn so với ủy thác tồn phần qua các tổ chức tín dụng, từ đó tăng cường mối quan hệ với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, nâng cao vị thế, uy tín của NHCSXH, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
1.4. Kinh nghiệm hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn của một số Ngân hàng chính sách xã hội huyện và bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín