Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Thường Tín

Trên cơ sở bài học kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của một số PGD NHCSXH, một số bài học kinh nghiệm cho PGD NHCSXH trong việc tổ chức hoạt động của các Tổ TK&VV trên địa bàn huyện như sau:

Một là, việc thành lập Tổ TK&VV gồm các hộ gia đình sống liền canh liền cư trong cùng một ấp, khóm, làng, bản có hồn cảnh và điều kiện kinh tế gần giống nhau (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo...) giúp cho các thành viên đồng cảm, dễ hòa nhập và tương trợ, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau và cùng cộng đồng trách nhiệm; tổ chức khoa học, chặt chẽ, mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch như tổ chức hệ thống của Ngân hàng Bank.

Hai là, việc sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ tháng/quý là một yêu cầu tất yếu trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách, để xem xét việc triển khai hoạt

động từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc theo định kỳ, trả lãi hàng tháng và sự đảm bảo trong các khoản vay đó. Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng là phù hợp với thời gian của các thành viên đã thống nhất và xử lý các công việc phát sinh của Tổ như thông tin về nguồn vốn, bình xét cho vay, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm, kết nạp thêm thành viên mới hoặc cho ra khỏi tổ,...

Ba là, tăng cường hoạt động giám sát đôn đốc các tổ TK&VV trong việc thực hiện chức năng của mình. Đồng thời, PGD NHCSXH huyện Thường Tín cần tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn đối với các Ban quản lý Tổ TK&VV trên địa bàn huyện để đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức này.

Bốn là, các tổ TK&VV cần phải tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các hộ nông dân nghèo và cận nghèo trong việc sử dụng nguồn vốn vay như thế nào cho hiệu quả. Đồng thời các tổ TK&VV thuyết phục các thành viên trong việc gửi tiền tiết kiệm, đơn đốc các thành viên trong việc hồn trả nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động của Tổ TK&VV của NHCSXH. Theo đó, nội dung hoạt động của Tổ TK&VV bao gồm: (1) Hoạt động tiền gửi tiết kiệm; (2) Hoạt động cho vay; (3) Hoạt động khác (Bình xét cho vay; Sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn). Tác giả cũng chỉ ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của của Tổ tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội bao gồm: Các nhân tố khách quan (Mơi trường kinh tế; chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam; Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể) và các nhân tố chủ quan (Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn; Việc chấp hành thực hiện quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; Điều kiện kinh tế của thành viên Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn ; Trình độ văn hóa, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm về việc vay vốn Năng lưc, trình độ chun mơn, kỹ thuật và quản lý nguồn vốn vay; Quy mô hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội). Từ kinh nghiệm hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn của một số Phịng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội của huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỎ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THƯỜNG TÍN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w