Nâng cao chất lượng của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vayvốn tạ

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín

3.2.1. Nâng cao chất lượng của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn tại PGDngânhàng chính sách xã hội huyện Thường Tín hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín

- Trong cuộc họp thành lập hoặc chấn chỉnh tổ TK&VV việc bầu chọn Ban quản lý Tổ TK&VV phải công khai, dân chủ. Bằng cách nâng cao hơn nữa trách nhiệm đối với Hội đoàn thể quản lý và sự giám sát của Trưởng thôn/khóm.

- Thành viên Ban quản lý Tổ TK&VV khi bình bầu cần lựa chọn người có trình độ văn hóa, khả năng ghi chép, tính toán, uy tín, tâm huyết và tin thần trách nhiệm cao.

- Ban quản lý Tổ TK&VV cần được tập huấn thường xuyên để nắm vững các quy trình nghiệp vụ của NHCSXH, thực một cách thành thạo về nhiệm vụ được ủy nhiệm từ NHCSXH.

- Để có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp công việc tốt giữa các thành viên trong Ban quản lý Tổ TK&VV. Cán bộ NHCSXH và Hội đoàn thể cấp xã cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các thành viên trong Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện đúng, đầy đủ và thành thạo chức trách nhiệm vụ được ủy nhiệm.

- Ban quản lý Tổ TK&VV cần giải thích rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi được kết nạp vào tổ, thực tế cho thấy một số hộ vay vốn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi tham gia vào Tổ TK&VV khô chỉ để được vay vốn mà phải thực hiện tốt việc phải hoàn trả vốn vay, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm và thực hiện một số nghĩa vụ khác theo quy ước hoạt động của Tổ TK&VV. Vì vậy, Ban quản lý Tổ TK&VV cần tuyên truyền, phổ biến rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho thành viên ngay từ ban đầu khi kết nạp vào tổ và khi bình xét cho vay món vay đầu tiên.

- Để thực hiện tốt các hoạt động ủy nhiệm vốn vay với NHCSXH, nâng cao trách nhiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV. Hội đoàn thể nhận ủy thác và NHCSXH

cần thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương mà đặc biệt là trưởng thôn/khóm tăng cường công tác giám sát hoạt động của Ban quản lý Tổ TK&VV.

- Ban quản lý Tổ TK&VV giúp cho các thành viên hòa nhập và chia sẽ lẫn nhau; tổ chức hệ thống khoa học, chặt chẽ, mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch từ đó nâng cao năng lực cho ban quản lý tổ.

- Đối với những Ban quản lý Tổ TK&VV hiện nay đang hoạt động kém hiệu quả, đơn vị đang tích cực rà soát, kiểm tra, phân loại cụ thể. Trên cơ sở đó, NHCSXH phối hợp với chính quyền các địa phương kịp thời kiện toàn chất lượng hoạt động của các tổ. Neu thực sự tổ đó hoạt động không hiệu quả thì cần tiến hành giải thể, sau đó, tổ chức họp dân để lấy ý kiến, đồng thời cho thành viên tại các thôn/khóm tiến hành bỏ phiếu lập ra một Ban quản lý Tổ TK&VV khác hoạt động có hiệu quả hơn.

- Đối với những tổ TK&VV nào hoạt động sai quy định, vi phạm về hoạt động vay vốn, ngân hàng sẽ làm rõ và xử phạt theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, để các tổ TK&VV hoạt động hiệu quả hơn, việc phối hợp với các tổ chức CT- XH, chính quyền địa phương đưa một số nội dung thiết yếu về hoạt động của NHCSXH vào cuộc họp giao ban hàng tháng, hàng quý, nhằm từng bước phổ biến quy định, cũng như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Ban quản lý Tổ TK&VV.

- Hội đoàn thể nhận ủy thác và NHCSXH cần có khen thưởng, động viên kịp thời đối với Ban quản lý Tổ TK&VV luôn duy trì hoàn thành suất xắc nhiệm vụ ủy thác ít nhất 6 tháng/lần.

3.2.2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền đến các thành viên trong Tổ tiết kiệmvà vay vốn

Một phần của tài liệu 0629 hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại NH chính sách xã hội huyện thường tín thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w