2.2.3.1. Quy trình cho vay
(6)
(5)
Hình 2.7. Quy trình cho vay qua Tổ tiết kiệm và vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Thường Tín
Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2020
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, các thành viên viết Giấy đề nghị vay, gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức CTXH tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Hộ nghèo 10.655 3,61 9.977 2,89 9.108 2,10 2. Hộ Cận nghèo 7.940 2,69 25.258 7,33 27.288 6,30 7. Hộ mới thoát nghèo 89.933 30,50 80.281 23,29 78.094 18,04 4. Giải quyết việc làm 88.450 30,00 123.776 35,91 208.364 48,13 5. Hộ nghèo về nhà ở 9.412 3,19 8.493 2,46 8.328 1,92 6. NSVSMTNT 86.312 29,28 94.101 27,30 98.929 22,85 7. HSSV______________ 2112 0,72 1.482 0,43 1.148 0,27 8. Nhà ở xã hội 0 1.330 0,39 1.691 0,39
_________Cộng_________ 294.814 100 344.698 100 432.950 100
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CT-XH cấp xã. Bước 6: Tổ chức CTXH cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm nhận tiền vay.
Bước 8: Ngân hàng thực hiện giải ngân đến người vay.
2.2.3.2. Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
Hiện nay, việc cho vay ủy thác qua các Tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng chủ yếu. Đơn vị: Triệu đồng, % 500,00 0 400,00 0 300,00 0 200,00 432,950 2018 2019 2020
Tổng dư nợ cho vay qua ủy thác Tốc độ tăng trưởng 294,814 344,698 60 30 25 20 15 10 5 0
Hình 2.8. Dư nợ cho vay qua Tổ TK&VV tại NHCSXH huyện Thường Tín
Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2018 - 2020
Theo số liệu được mô tả trong Hình 2.4 cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay qua hình thức ủy thác luôn chiếm tỷ lệ trên 99%. Cho vay trực tiếp chiếm tỷ trọng rất thấp. Dư nợ cho vay qua ủy thác gia tăng từ 294.814 triệu đồng (năm 2018) tăng lên 432.950 triệu đồng (năm 2020), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,26%.
2.2.3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay qua Tổ tiết kiệm và vay vốn
Dư nợ cho vay thông qua Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số dư nợ cho vay ủy thác nhưng lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2018 dư nợ cho vay qua Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng 60,83%. Đến năm 2020, dư nợ cho vay qua Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng là 56,74%. Thấp nhất là dư nợ ủy thác của Đoàn thanh niên (chiếm tỷ trọng 4,93% năm 2020). Tuy nhiên, so về tốc độ tăng trưởng, thì trong giai đoạn 2018 - 2020, dư nợ ủy thác của Hội phụ nữ có tốc độ tăng trưởng về vốn thấp hơn dư nợ của các Hội đoàn thể khác. Về nợ quá hạn, tất cả các món vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đều không có nợ quá hạn. Điều này cho thấy, sự tích cực vào cuộc của Hội đoàn thể trong công tác kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn đã mang lại những hiệu quả rất tốt.
Đơn vị: %
■ Hội phụ nữ ■ Hội nông dân ■ Hội cựu chiến binh ■ Đoàn thanh niên
Hình 2.9. Cơ cấu dư nợ cho vay qua tổ TK&VV theo các tổ chức chính trị xã hội
Nguồn: PGD NHCSXH huyện Thường Tín, 2018 - 2020
Cụ thể một số chương trình cho vay qua tổ TK&VV như sau:
Bảng 2.9. Quy mô và cơ cấu dư nợ theo các chương trình tín dụng qua tổ TK&VV của PGD NHCSXH Huyện Thường Tín
- Chương trình cho vay Hộ nghèo
Đây là một trong những chương trình cho vay được triển khai ngay từ những ngày đầu thành lập NHCSXH theo quyết định số 16/2003/QĐ-TTG ngày 22/01/2003. Dư nợ đến 31/12/2020 là 9.108 triệu đồng, giảm 1547 triệu đồng so với năm 2018, chiếm 2,1% trên tổng dư nợ. Mức dư nợ bình quân của hộ nghèo năm 2018 là 35,87 triệu đồng/hộ, năm 2019 là 38,97 triệu đồng/ hộ, đến năm 2020 là 32,3 triệu đồng/hộ giảm 3,57 triệu đồng/hộ so với năm 2018.
Từ bảng số liệu Bảng 2.4 ta có thể thấy, dư nợ chương trình cho vay Hộ nghèo qua các năm có xu hướng giảm, từ 10.655 triệu đồng năm 2018 xuống còn 9.108 triệu đồng vào năm 2020. Nguyên nhân là do tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện đang giảm dần, dẫn đến đối tượng vay vốn chương trình cho vay Hộ nghèo giảm đi. Thêm vào đó là những hộ vay sau khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đã tự tạo dựng được nguồn vốn tự có để tái sản xuất kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính nên đã thoát nghèo hoặc chuyển sang danh sách hộ cận nghèo. Và kể từ năm 2013, HĐQT NHCSXH thành phố Hà Nội có văn bản chỉ đạo, cho phép Chi nhánh và các phòng giao dịch chuyển nguồn vốn chương trình cho vay Hộ nghèo sang nguồn vốn chương trình cho vay Hộ Cận nghèo. Điều này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của chương trình cho vay hộ Cận nghèo, trong khi chương trình cho
vay Hộ nghèo đang có xu hướng giảm, thừa nguồn vốn.
Chỉ tiêu dư nợ bình quân/hộ của chương trình cho vay Hộ nghèo có xu hướng giảm. Việc giảm dư nợ bình quân hộ và số lượng khách hàng vay vốn giảm, điều này chứng tỏ công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương đang có những kết quả khả quan. Người vay được đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn, phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh hiện có sẽ giúp phát huy hiệu quả của đồng vốn, đem lại lợi ích kinh tế cao hơn cho người sử dụng, giúp người vay vươn lên thoát nghèo hiệu quả.
Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm được các tổ TK&VV duy trì bằng 0 cho thấy những nỗ lực trong việc duy trì và quản lý chất lượng tín dụng của nguồn vốn chính
sách của các đơn vị nhận ủy thác. Tính đến 31/21/2020 cho vay Hộ nghèo qua tổ TK&VV chỉ có 01 món vay nợ khoanh với số tiền 11,6 triệu đồng.
- Chương trình cho vay Hộ cận nghèo
Chương trình cho vay Hộ cận nghèo được triển khai thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Dư nợ cho vay đối với hộ cận nghèo có xu hướng gia tăng mạnh từ 7.940 triệu đồng (năm 2018) tăng lên 27.288 triệu đồng (năm 2020). Nguyên nhân chính là do
- Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo
Số liệu thống kê cho thấy, việc cho vay qua Tổ TK&VV đối với hộ mới thoát nghiệp được PGD NHCSXH huyện Thường Tín quan tâm và ưu tiên cho vay. Theo đó, dư nợ cho vay với đối tượng này chiếm tỷ trọng khá cao trong năm 2018 (chiếm tỷ trọng 30,5%). Tuy nhiên, đến năm 2020, tỷ trọng dư nợ đối với nhóm đối tượng này đã giảm đi đáng kể và chỉ đạt 78.094 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 18,04%).
- Chương trình cho vay Giải quyết việc làm
Chương trình cho vay Giải quyết việc làm được triển khai thực hiện theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm.
Từ bảng số liệu ta có thể thấy dư nợ chương trình cho vay Giải quyết việc làm từ năm 2018 đến năm 2020 có xu hướng tăng mạnh. Năm 2018 là 88.450 triệu đồng, đến năm 2019 là 123.776 triệu đồng, tăng 35.326 triệu đồng. Dư nợ đến 31/12/2020 là 208.364 triệu đồng, tăng rất mạnh so với năm 2019, tổng số tăng lên tới 84.558 triệu đồng là do trong thời gian đó Phòng giao dịch triển khai cho các tổ cho vay chương trình GQVL theo nguồn được tăng cường từ UBND Thành phố Hà Nội nhằm mục tiêu hỗ trợ phục hồi sản xuất do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.
- Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở
Dư nợ cho vay đối với chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở có xu hướng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng rất thấp. Nguyên nhân chính phần lớn các hộ
nông dân trên địa bàn huyện đều đã xây dựng được nhà khang trang. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm đi đáng kể. Theo đó, dư nợ cho vay theo chương trình này qua Tổ TK&VV của NHCSXh của huyện ở mức rất thấp. Cụ thể, năm 2018 dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở chỉ đạt 9.412 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 3,19%). Đến năm 2020, dư nợ cho vay với đối tượng này chỉ đạt 8.328 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,92%).
- Chương trình cho vay Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Chương trình cho vay Hộ cận nghèo được triển khai thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Dư nợ cho vay có xu hướng gia tăng từ 86.312 triệu đồng (năm 2018) tăng lên 98.929 triệu đồng (năm 2020). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,08%.
- Chương trình cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Chương trình cho vay Học sinh sinh viên được triển khai thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên. Dư nợ cho vay có xu hướng gia giảm từ 2.112 triệu đồng (năm 2018) giảm xuống còn 1.148 triệu đồng (năm 2020) . Nguyên nhân của vấn đề này là do công đoạn bình xét vay vốn tại các địa phương đã có phần thắt chặt, bình xét công khai, dân chủ nhưng vẫn đảm bảo cho vay đúng đối tượng. Nguyên nhân thứ 2 là đời sống của nhân dân cũng có phần được cải thiện, gia đình vẫn có thể cố gắng để đảm bảo cho học sinh sinh viên đi học mà chưa cần vay nguồn vốn vay ưu đãi, hoặc chỉ vay một số năm mà gia đình gặp khó khăn trong suốt quá trình học tập của sinh viên.
- Chương trình cho vay nhà ở xã hội
Chương trình cho vay này mới được PGD NHCSXH huyện Thường Tín triển khai vào năm 2019. Cụ thể, dư nợ cho vay với đối tượng này năm 2019 là 1.330 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,39%). Đến năm 2020, dư nợ cho vay với đối tượng này đã gia tăng nhưng không đáng kể và đạt 1.691 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 0,39%).
2.2.3.4. Tình hình nộp lãi của Tổ tiết kiệm và vay vốn
Tỷ lệ thu lãi bình quân của NHCSXH trong 3 năm (2018 - 2020) duy trì ở mức trên 98%. Tỷ lệ thu lãi tồn đọng thấp, chỉ đạt 35%/ tổng số lãi tồn đọng vào năm 2020. Nguyên nhân của lãi tồn đọng là do cơ chế ưu đãi đối với một số chương trình vay: cho vay HSSV hộ vay được ưu đãi chưa phải trả lãi trong một thời gian nhất định, dẫn đến số lãi tồn đọng ngày càng phát sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó những món vay bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Kho bạc nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi lãi tồn do món vay phát sinh đã quá lâu, hộ vay không nhận nợ, dẫn đến tỷ lệ lãi tồn đọng thu hồi khá thấp.
2.2.3.5. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm được duy trì ở mức bằng 0. Như vậy, công tác thu hồi nợ đến hạn, nâng cao chất lượng tín dụng qua các năm đã có những kết quả rất tốn. Tỷ lệ nợ quá hạn so với mặt bằng nợ xấu của các NHTM thì tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH huyện Thường Tín được coi là rất tốt. Điều này chứng tỏ sự ưu thế của mô hình cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội và Tổ TK&VV.
2.2.3.6. Hiệu quả hoạt động cho vay của Tổ tiết kiệm và vay vốn
* Hiệu quả đối với công tác xóa đói giảm nghèo
- Với mức tăng trưởng tín dụng qua các năm, trong 3 năm, tín dụng chính sách qua các Tổ TK&VV đã giúp cho hơn 1.000 hộ thoát nghèo nhờ sản xuất kinh doanh hiệu quả từ vốn vay, góp phần tạo việc làm cho 5.035 lao động, giúp cho khoảng hơn 1.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí học tập.
- Cộng đồng dân cư người nghèo được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi. Không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất thuần túy, vốn tín dụng chính sách còn giúp cho người nghèo đổi mới tư duy, cách nghĩ cách làm, hướng đầu tư. Người nông dân đã biết tính toán lợi ích kinh tế mà đồng vốn mang lại, tiết kiệm trong tiêu dùng, sử dụng vốn có hiệu quả bằng các loại hình sản xuất đa dạng.
- Việc cung cấp dịch vụ tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách đã xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, giúp họ có vốn làm ăn, biết sử dụng vốn tín dụng là có vay có trả, dần dần thoát nghèo.
- Giúp người lao động có công ăn việc làm ổn định, tích lũy thêm kinh nghiệm, phát huy tiềm năng sẵn có về tài nguyên đất đai, sức lao động, cũng như kinh nghiệm sản xuất.
- HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn có thêm điều kiện thuận lợi để đảm bảo việc học tập ở trường, giảm gánh nặng cho những gia đình nghèo có con đi học, góp phần bảo đảm cơ hội tiếp cận đào tạo, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng do không đủ điều kiện tài chính. HSSV được vay vốn từng bước làm quen với các giao dịch tài chính qua ngân hàng, rèn luyện tính tự lập, tự chịu trách nhiệm với những khoản vay của mình, hoạch định việc sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả
nhất, biết chuẩn bị tốt cho tương lai.
-Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV và người vay đã nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hành tiết kiệm, giúp tạo thói quen thường xuyên để người vay gửi tiền gửi hàng tháng, nhằm tích góp, tạo nguồn hỗ trợ cho việc trả nợ NHCSXH và tạo lập dần vốn tự có. Việc làm này của NHCSXH đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV và người vay vốn. Việc cho vay qua các Tổ TK&VV đã chứng minh hiệu quả rất tốt trong công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
* Hiệu quả đầu tư của nguồn vốn tín dụng
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín, nghị quyết BĐD HĐQT NHCSH Huyện Thường Tín, vốn tín dụng tăng thêm đã được ưu tiên đầu tư cho những địa bàn còn khó khăn, hướng đầu tư chuyển sang phát triển các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp, nông lâm thủy sản, duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh tại các địa phương, đặc biệt là các làng nghề. Kết quả đầu tư đến 31/12/2020 như sau:
- Dư nợ đầu tư chăm sóc cải tạo vườn, trồng cây ăn quả, trồng rau và hoa màu là 60.308 triệu đồng.
- Dư nợ đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn, trâu, bò, gà, kè ao thả cá là 66.971 triệu đồng.
Tổ TK&VV thực hiện công tác bình xét cho vay công khai, minh bạch
13,9 13,4 19,3 22,5 31,0 3,43
- Dư nợ đầu tư dịch vụ, buôn bán, làng nghề là 203.692 triệu đồng. - Dư nợ đầu tư chi phí học tập cho học sinh sinh viên là 1.148 triệu đồng.