2.1. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thànhvà phát triển
PGD NHCSXH huyện Thường Tín được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003 theo Quyết địnhcủa Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Với nguồn vốn ban đầu được cấp là 14 tỷ đồng dư nợ và khoảng gần 400 hộ vay vốn. Từ khi được thành lập PGD NHCSXH huyện Thường Tín luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng chính sách xã hội Tp Hà Nội, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện Thường Tín, và sự kết hợp chặt chẽ giữa các Tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của PGD NHCSXH huyện Thường Tín.
NHCSXH huyện Thường Tín đã khai trương đi vào hoạt động với chức năng, nhiệm vụ nhận nguồn vốn từ trung ương chuyển về, nhận uỷ thác từ các chủ dự án, từ ngân sách Thành phố, từ Ngân sách huyệnvà vốn huy động trên thị trường để cho vay các đối tượng: (1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn nghèo áp dụng hiện nay; (2) Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các tổ chức sản xuất của thương binh, người tàn tật và các đối tượng chính sách khác; (3) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vay vốn để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập ; (4) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay xuất khẩu lao động, vay vốn để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay...; (5) Một số đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ
Từ khi hình thành và đi vào hoạt động, trụ sở làm việc của PGD không cố định và chuyển đi nhiều nơi nên rất thiếu ổn định. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến
việc thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ của ngân hàng. Tuy vậy, trong những năm qua, NHCSXH huyện Thường Tín đã không ngừng nỗ lực vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào thực hiện có hiệu quả chiến lược xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động...PGD cũng đã từng bước chủ động trong tạo lập cơ cấu nguồn vốn hoạt động hợp lý, tạo nền tảng cho sự hoạt động ngày càng hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời với mục đích tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi các ngân hàng thương mại, đồng thời thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Tín sẽ được thực hiện các nghiệp vụ sau đây:
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
- Có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước.
- Được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. + Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác