Thực trạng quản lý vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 124 - 126)

6. Kết cấu của luận án

3.3.2. Thực trạng quản lý vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam

Theo Thông tư 05/2015/TT-NGNN, đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn được mở tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh và hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp là tài khoản vốn của nhà đầu tư gián tiếp, liên quan đến các việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế trung gian khác.

Để tạo điều kiện cho thu hút dòng vốn FPI, các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục xin cấp phép giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như các nhà đầu tư FDI cho dù các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có sở hữu từ 51% vốn điều lệ doanh nghiệp trở lên hoặc sở hữu đến 100% vốn điều lệ doanh nghiệp (Điều 41.1 Nghị định 118/2015/NĐ-CP). Như vậy, với ý nghĩa là nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và kiểm soát doanh nghiệp và không phải thực hiện giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đang rất thuận lợi trong việc bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mở một tài khoản vốn tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đầu tư gián tiếp phải thực hiện bằng tiền Đồng và qua các loại giao dịch: giao dịch thu, giao dịch chi (theo Thông tư 05/2014/TT-NGNN). Trong thời gian qua, ngân hàng nhà nước đã gỡ bỏ nhiều quy định về kiểm soát dòng vốn, không áp đặt các biện pháp

hành chính để quản lý dòng vốn FPI mà sử dụng các chính sách lãi suất thấp, chính sách không hưởng lãi đối với các khoản tiền gửi thanh toán của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường Việt Nam. Dòng vốn FPI đều được quản lý thống nhất thông qua hệ thống tài khoản vốn đầu tư và không bị hạn chế về số lượng đầu tư [29]. Các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại – nơi có các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đăng ký mở tài khoản vốn - phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng theo quy định của Ngân hàng nhà nước để Ngân hàng nhà nước có thể nắm bắt kịp thời các thông tin về dòng vốn đầu tư, từ đó có thể đánh giá về tác động của dòng vốn FPI đến sự ổn định của thị trường ngoại hối và nền kinh tế.

Chính sách quản lý ngoại hối đối với dòng vốn vào Việt nam đang được cải thiện từng bước, hướng tới việc nới lỏng hạn chế ngoại hối cho phù hợp với các thông lệ quốc tế và trong nước. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong thời gian qua đã đẩy mạnh tái cấu trúc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thanh toán, chuyển tiền, chuyển vốn, giải ngân vốn, mở và quản lý tài khoản, sử dụng các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng. Nhờ quản lý tốt dòng vốn FPI và FDI, cán cân tài chính của Việt Nam luôn đạt mức thặng dư, tạo điều kiện ổn định cho phát triển kinh tế.

Ở Việt Nam hiện nay, quản lý ngoại hối đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài chủ yếu thực hiện theo Thông tư 05/2014/TT-NGNN với những quy định tương đối thông thoáng. Việt Nam không có các quy định về hạn ngạch, số vốn tối thiểu đầu tư, thời hạn chuyển tiền vốn, thời gian phong toả hoặc giới hạn chuyển tiền hồi hương, do đó các nhà đầu tư có sự linh hoạt trong việc quyết định quy mô vốn đầu tư và việc chuyển vốn vào/ra khỏi Việt Nam.

Trong cán cân thanh toán của Việt Nam, đầu tư gián tiếp nước ngoài không có ảnh hưởng mạnh do quy mô nguồn vốn FPI còn nhỏ. Vào năm 2016, Việt Nam đạt mức cán cân thặng dư rất cao (xem hình 3.11) nhờ sự cải thiện cả về cán cân vãng lai, cán cân tài chính và cán cân vốn. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, cán cân tài chính năm 2016 đạt thặng dư 9,46 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 1,57 tỷ USD năm 2015 và 8,52 tỷ USD năm 2014 [65]. Trong đó, phần lớn là đóng góp của vốn

FDI, trong khi lượng vốn FPI có tăng mạnh vào năm 2016 so với năm 2015 nhưng vẫn ở mức khiêm tốn trong tổng cán cân tài chính của Việt Nam năm 2016.

Hình 3.11: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quý (2012- 2017) (triệu USD)

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam,

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/ccttqt?_afrLoop=180 38450703091577#%40%3F_afrLoop%3D18038450703091577%26centerWidth%3 D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFoot er%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dbo1lgdtae_9

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 124 - 126)