Mục tiêu thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 164 - 168)

6. Kết cấu của luận án

4.2.2. Mục tiêu thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

4.2.2.1. Mục tiêu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài [72]

Mục tiêu tổng quát:

Hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030.

Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt một số mục tiêu định hướng chủ yếu sau:

- Vốn đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỉ USD (40 - 50 tỉ USD/năm).

- Vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 100 - 150 tỉ USD (20 - 30 tỉ USD/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 150 - 200 tỉ USD (30 - 40 tỉ USD/năm).

- Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.

- Tỉ lệ nội địa hoá tăng từ 20 - 25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

- Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

- Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2025 [34]

Mục tiêu chung:

Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Mục tiêu cụ thể:

- Quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

- Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

- Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng

tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm 2020 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

- Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định pháp luật; nâng chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.

- Đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán.

- Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6.

- Trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

4.2.2.2 Quan điểm chỉ đạo thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Để thực hiện được mục tiêu này, thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam cần phải quán triệt một số quan điểm sau đây:

Thứ nhất, thống nhất về nhận thức trong thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thị trường. Nhận thức đầy đủ, tôn trọng, vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để thu hút tối đa và quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, trên cơ sở nguyên tắc thị trường, bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân và NĐTNN; giữ vững độc lập, tự chủ và phát triển bền vững đất nước.

Thứ hai, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ, cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ, cấu thành quan trọng của nền kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác trên cơ sở thị trường, cạnh tranh lành mạnh và hợp tác cùng phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp nước

ngoài là yếu tố quan trọng, động lực để phát triển kinh tế. Có cơ chế chính sách thích hợp để huy động và sủ dụng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài hiệu quả; đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững cả về số lượng và chất lượng nguồn vốn này, nâng cao tỷ trọng vốn hoá thị trường của loại vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường vốn.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ, hài hòa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài, trên nguyên tắc nguồn lực trong nước là quyết định và nguồn lực nước ngoài gữi vai trò quan trọng, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, đối tác, phương thức huy động. Khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quan hệ mật thiết, trong đó nguồn lực trong nước giữ vai trò quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài, khu vực kinh tế trong nước làm nền tảng và nguồn lực nước ngoài là quan trọng, đột phá, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là động lực. Khuyến khích thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp ngoài phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính của đất nước; tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệp. Khuyến khích thu hút có chọn lọc vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao, quy mô lớn, tập trung vào các lĩnh vực nền tảng, phát triển năng lực quốc gia bền vững, tạo sự đột phá về năng lực sản suất, công nghệ, quản trị, kết nối nền kinh tế với thế giới.

Thứ tư, thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài theo đúng định hướng, chống các biểu hiện lạm dụng, thao túng thị trường, tiếp cận dần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xoá bỏ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài một cách lành mạnh theo định hướng đã được phê duyệt. Chú trọng đến chất lượng và an toàn của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Tăng cường kiểm tra, giám sát, minh bạch thông tin từ đó ngăn ngừa các tác động tiêu cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Kiểm soát tài khoản vốn theo nguyên tắc thị trường, thực hiện thận trọng từng bước tự do hoá tài khoản vốn phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính, hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường.

bộ phận cấu thành của hệ thống chính sách quản lý kinh tế của Việt Nam, thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm ổn định hệ thống tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Thực hiện kết hợp đồng bộ các chính sách giúp tạo nên sự ổn định của hệ thống tài chính nước nhà, đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả và có khả năng thích ứng trước các cú sốc trong và nước. Ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện các cân đối kinh tế lớn của nền kinh tế, kiểm soát tốt hoạt động của thị trường chứng khoán nhằm tăng cường tính ổn định và hiệu quả của khu vực tài chính.

Thứ sáu, thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng nhằm ổn định thị trường tài chính- tiền tệ, có khả năng phản ứng tốt với các cú sốc bất lợi vào nền kinh tế, đồng thời đảm bảo tính trung thực và minh bạch trong hoạt động của thị trường trên cơ sở các quy định pháp lý; Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tôn trọng sự vận động khách quan các quy luật vốn có của thị trường; Đảm bảo tính công bằng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật hiện hành; Bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 164 - 168)