Các khái niệm, đăc điểm và vai trò của dòng vốn FPI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 32 - 40)

6. Kết cấu của luận án

2.1.1. Các khái niệm, đăc điểm và vai trò của dòng vốn FPI

2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản: - Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Theo định nghĩa của UNCTAD (1999), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài sang một nước khác để mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, các khoản vay ngân hàng không liên quan đến hoạt động thương mại.

Theo định nghĩa của IMF (1993), đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian. Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý đầu tư.

Theo định nghĩa của WB (1993), đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần ở nước ngoài, trái phiếu nước ngoài, cho vay ngân hàng đối với người nước ngoài.

Luật đầu tư Việt Nam trong các lần ban hành mới và sửa đổi đã đưa ra khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài. Mới đây nhất, trong Luật đầu tư (2014) của Việt Nam, đầu tư gián tiếp được định nghĩa là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý đầu tư.

Dựa trên các quy định quốc tế về đầu tư gián tiếp nước ngoài và dựa trên định nghĩa của UNCTAD, IMF và Luật đầu tư của Việt Nam và trong phạm vi nghiên cứu

này, có thể hiểu: đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trên thị trường chứng khoán, thông qua các hình thức chủ yếu là mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác do các doanh nghiệp phát hành trên thị trường chứng khoán và gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán hoặc các định chế tài chính trung gian khác trên thị trường chứng khoán.

- Thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài

Thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài là việc tạo lập môi trường chính sách, luật pháp, biện pháp cụ thể, hấp dẫn để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các mục tiêu ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài.

- Quản lý đầu tư gián tiếp nước ngoài

Quản lý nhà nước: Dưới góc độ khoa học quản lý, có thể hiểu quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước [51].

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là việc điều hành để thực thi quyền lực của nhà nước, là những vấn đề thuộc về thể chế, pháp luật, quy tắc để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước nghĩa là việc phối hợp các hoạt động nhiều mặt của các cơ quan có thẩm quyền, trong đó nhà nước sử dụng nhiều phương tiện, công cụ quản lý phù hợp để quản lý các hoạt động được giao nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

Trong phạm vi của đề tài, quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là việc nhà nước sử dụng hệ thống phương tiện, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp để quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm mục đích ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

2.1.1.2. Phân biệt đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Về khái niệm: cả FPI và FDI đều đơn thuần là các hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, luồng vốn được luân chuyển từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư. FDI và FPI xuất hiện đều do nhu cầu hội nhập quốc tế,

Bên cạnh đó, FDI và FPI đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hình thức đầu tư này.

Hơn thế, FDI và FPI đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế hai hình thức đầu tư này vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung đột và tranh chấp không đáng có, các nước nên có sự điều chỉnh luật lệ của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Những điểm khác nhau:

Thứ nhất, FDI và FPI khác nhau về khái niệm. FDI là hoạt động đầu tư trực tiếp, trong đó nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành nguồn vốn của mình, có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hay nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng đều thuộc về nhà đầu tư. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. FDI thường được tiến hành thông qua TNC hoặc các công ty con của TNC. Hoạt động của các dự án FDI có những tác động kinh tế cụ thể liên quan đến doanh số, doanh thu, lao động, lương bổng, đầu tư vốn cố định ở một nước cụ thể, cũng như xuất khẩu, tính độc lập của công ty, có sự so sánh với các công ty khác.

Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài khoản có giá khác. Nhà đầu tư không trực tiếp tham dự và can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy nhiên, nếu nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định đối với công ty mà họ đang bỏ vốn.

Như vậy, khái niệm về FDI và FPI cho thấy động cơ, cách thức kiểm soát vốn, thái độ của các nhà đầu tư đối với hai hình thức đầu tư trên là khác nhau. Điều này cũng dẫn đến sự khác nhau về mặt chính sách thu hút FDI hay FPI.

Thứ hai, FDI và FPI khác nhau về phương thức hoạt động và những tác động đối với nền kinh tế. Đối với hình thức FDI, chủ thể chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia (TNC) và những quyết định của họ được dựa trên những cơ hội kinh doanh, những điều kiện kinh tế, tình hình chính trị của nước chủ nhà, tính tương đồng về mặt địa lý- chính trị - văn hóa. Cấu trúc tài chính của một chủ đầu tư ra nước ngoài là do TNC quyết định. FDI bao gồm những hoạt động và duy trì tính cạnh tranh toàn cầu trong những ngành công nghiệp chủ yếu. TNC chịu trách nhiệm chỉ dẫn hoạt động kinh doanh qua biên giới và có những mối quan hệ đặc biệt với các chính phủ của nước nhận đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư.

Về hình thức FPI, chủ thể tham gia bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm đối tượng người không cư trú là tổ chức và cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam); các ngân hàng được phép tham gia (bao gồm các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh và hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật); các tổ chức tín dụng được phép tham gia (bao gồm tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh và hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật); tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép tham gia để thực hiện các giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam).

Tác động của dòng vốn FDI và FPI đối với nước tiếp nhận đầu tư cũng có sự khác nhau đáng kể. FDI không chỉ gắn liền với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm với hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức, kinh nghiệm, tạo thị

trường mới cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. FDI thường đi kèm với 3 yếu tố: hoạt động thương mại (xuất-nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Tác động của FDI đối với nền kinh tế nước nhận đầu tư vừa mang tính trực tiếp, vừa mang tính gián tiếp, đồng thời là tác động lâu dài. Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư. FPI nhìn chung không liên quan đến quyền quản lý kinh doanh và quyền quản lý kinh doanh thường do bên tiếp nhận vốn đảm nhiệm. Tác động của FDI đối với thị trường chứng khoán thường mang tính gián tiếp, trong khi tác động của FPI đối với thị trường chứng khoán là trực tiếp. FPI được coi là “bàn tay vô hình” đối với thị trường, có khả năng chuyển các nguồn lực sang lĩnh vực sản xuất hiệu quả nhất, kích thích tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội trên phạm vi quốc gia và quốc tế. FPI có thể phục vụ cho các chính sách đầy tham vọng và dám mạo hiểm của các chính phủ. Tuy nhiên, FPI cũng khiến các cuộc khủng hoảng tài chính trở nên trầm trọng, đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tiền tệ trong nước và quốc tế. Khi FPI đầu tư vào thị trường chứng khoán của nước tiếp nhận đầu tư, nó sẽ phối hợp chức năng với thị trường chứng khoán trong nước và tạo ra những tác động cơ bản đối với hoạt động của thị trường chứng khoán, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán trong nước còn đang yếu kém.

Nhu cầu về ngoại hối trong hai hình thức FDI và FPI cũng hoàn toàn khác nhau. Đối với hình thức FDI, các nhà đầu tư không có nhu cầu dịch vụ trao đổi ngoại hối. Điều này đều do TNC kiểm soát. Trái lại, FPI được giao dịch bằng đồng tiền địa phương (đồng nội tệ), do vậy rất cần đến việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ khi nhà đầu tư có nhu cầu bán. Nói tóm lại, nhu cầu về ngoại tệ và số lượng ngoại tệ ở hình thức FDI và FPI là khác nhau.

Điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc huỷ bỏ một dự án FDI. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn FPI cũng cao hơn nhiều so với FDI. ĐIều này có thể giúp các nước tiếp nhận tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế; nhưng khi dòng vốn rơi vào bất ổn rất dễ khiến nền kinh tế mất cân bằng, ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính, thương mại, đầu tư và sản xuất. Ngược lại, FDI là nguồn vốn bổ sung dài hạn cho

nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn vì nó gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Nước chủ nhà sẽ tiếp nhận một nguồn vốn FDI dài hạn, bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.

Điều kiện tiếp nhận hiệu quả vốn FDI và vốn FPI cũng khác nhau. Để thực hiện FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Điều này đòi hỏi các nước phải đạt được trình độ phát triển nhất định, có thị trường tài chính và chứng khoán được thành lập với đầy đủ các công cụ và định chế hoạt động. Trái lại, FDI có thể luân chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ các nước đang phát triển sang các nước chậm phát triển, mà không yêu cầu sự ràng buộc phát triển về thị trường tài chính, chứng khoán.

2.1.1.3. Đặc điểm của dòng vốn FPI

- FPI có tính thanh khoản cao

Bản chất của FPI là mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro có thể chấp nhận được và nhà đầu tư không quan tâm đến qúa trình quản lý doanh nghiệp và thực trạng sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà đầu tư gián tiếp thường quan tâm đến một số yếu tố liên quan đến rủi ro và lợi nhuận của mình, bao gồm: sự thay đổi luật pháp, sự biến động của thị trường chứng khoán địa phương, các yếu tố tài chính như tỷ giá, lãi suất, tính thanh khoản trên thị trường vốn quốc tế, chu kỳ đầu tư, thông tin thi trường, chiến lược và hành vi của các nhà đầu tư….Trong khi thị trường tài chính thường mang tính không ổn định, mỗi yếu tố sẽ tác động đến sự tăng và giảm của dòng vốn và quyết định của nhà đầu tư. Do tính thanh khoản cao, dòng FPI thường mang tính ngắn hạn, phụ thuộc vào động thái của thị trường chứng khoán cũng như các tác động của môi trường kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện thị trường vốn quốc tế có tính thanh khoản tốt, dòng FPI có xu hướng tập trung vào một số quốc gia có nền tảng vững chắc về tăng trưởng GDP, xuất khẩu cao, tiết kiệm trong nước cao, kinh tế vĩ mô ổn định. Tuy nhiên khi dòng vốn dư thừa, nó có thể gây ra sự tăng giá của đồng nội tệ, làm thanh khoản trong hệ thống tài chính trong nước dư thừa, dễ dẫn đến bùng nổ bong bóng bất động sản và tăng hành vi đầu cơ trong nước. Dòng vốn dư thừa

cũng gây ra thâm hụt tài sản vãng lai cao liên tục, làm các nhà đầu tư thay đổi thái độ về sự tin cậy của hệ thống tín dụng quốc gia.

- FPI có tính đảo ngược lớn

Tính đảo ngược của dòng vốn FPI thể hiện ở chỗ: hiện tượng bùng nổ dòng vốn FPI sẽ dẫn đến luồng vốn đầu tư vào ồ ạt, vượt quá mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Hiện tượng này sẽ dẫn đến thặng dư cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, làm mở rộng tín dụng trong nước và tăng tiêu dung và đầu tư trong nước. Do nền kinh tế dư thừa vốn, bong bóng kinh tế bắt đầu xuất hiện. Khi có dấu hiệu bất ổn trên thị trường, chẳng hạn như có dấu hiệu suy thoái kinh tế, tiềm năng lợi nhuận giảm, hoặc một thông tin bất lợi trên thị trường, một số nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bán chứng khoán mà họ nắm giữ, thu hồi tiền mặt để đảm bảo an toàn đồng vốn của mình. Khi thông tin này bị lan truyền, hiệu ứng domino sẽ xảy ra, các nhà đầu tư khác sẽ đổ xô rút vốn khỏi thị trường. Nếu không có biện pháp kịp thời, sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính và tiền tệ bởi lức này thâm hụt cán cân thanh toán ở mức cao và dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Khi nhà đầu tư nghi ngờ, họ có thể rút vốn FPI một cách đột ngột và mạnh, hệ thống tài chính của nước tiếp nhận đầu tư bị tác động mạnh và rất dễ đảo chiều. Do dòng vốn FPI rất nhạy cảm với môi trường kinh tế vĩ mô và với các yếu tố quyết định chúng nên khả năng đảo ngược dòng vốn (rút chạy khỏi thị trường) rất dễ xảy ra.

- Tính bất ổn lớn:

Dòng vốn FPI có thể tạo ra môi trường đầu tư không ổn định, gây bất lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đặc tính bầy đàn và tính dễ đảo ngược, khi gặp thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tư rất dễ thay đổi mục đích đầu tư từ nơi có tỷ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 32 - 40)