Nhóm giải pháp về thu hút vốn FPI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 171 - 179)

6. Kết cấu của luận án

4.3.1. Nhóm giải pháp về thu hút vốn FPI vào Việt Nam

Một là, hoàn thiện khung pháp lý để thu hút hiệu quả dòng vốn FPI vào Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư và những quy định pháp luật về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có Luật đầu tư 2020, Luật doanh nghiệp 2020, Luật cạnh tranh 2018 và Luật chứng khoán 2019. Các Luật này đã góp phần hình thành môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng, công khai minh bạch và hiệu quả, hoàn thiện chuẩn mực về công bố thông tin đại chúng, bảo vệ tính công bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, để các Luật trên và một số luật khác liên quan đến đầu tư nước ngoài đi vào hiệu quả trong thời gian tới, vẫn phải tiếp tục khắc phục những hạn chế hiện nay về danh mục đầu tư, lĩnh vực đầu tư, chủ thể đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Trước hết là việc thống nhất, đồng bộ hoá các khái niệm về các nhà đầu tư nước ngoài (trong Luật đầu tư và Luật chứng khoán), thống nhất quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (trong Luật đầu tư và Luật chứng khoán), các quy định mua bán, góp cổ phần doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản (trong Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật bất động sản). Việc đồng bộ hoá các luật, văn bản hướng dẫn dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn để tránh chồng chéo giữa các văn bản chính sách pháp lý, đồng thời tại kẽ hở trong thu hút và quản lý đầu tư gián tiếp nước ngoài; đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán, tạo lập một hệ thống pháp lý chặt chẽ và thống nhất. Mặc dù dòng vốn

đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua, nhưng theo báo cáo của UBCKNN tỷ trọng vốn hoá FPI qua giao dịch trên thị trường chứng khoán tính đến năm 2020 vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 14,1% trong tổng giao dịch trên toàn thị trường. Cho đến nay, việc quản lý dòng vốn FPI vào Việt Nam thuộc một phần trách nhiệm của Bộ tài chính, một phần khác thuộc quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước. Cơ chế quản lý này tuy tách biệt, nhưng có bổ sung cho nhau và tạo thành một cơ chế quản lý thống nhất, nhưng trên thực tế sự phối hợp giữa 3 cơ quan Bộ tài chính (UBCKNN) và Ngân hàng nhà nước (Vụ ngoại hối) vẫn còn lỏng lẻo, không đánh giá chính xác được dòng vốn FPI vào ra khỏi Việt Nam, đồng thời chưa giám sát tốt các ngành nghề thuộc sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Trong tương lai, sự phối hợp này cần phải chặt chẽ hơn, nhằm tăng cường quản lý thị trường ngoại hối, mua bán và đầu tư ngoại tệ, hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền VND hàng loạt để chuyển thành ngoại tệ trái phép, gây áp lực lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối của Việt Nam.Trong thời gian tới, để nâng cao khả năng quản lý vốn FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý vốn FPI theo hướng:

- Phân định rõ trách nhiệm trong hoạt động quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam: (i) Bộ Tài chính thực hiện các chính sách phát triển thị trường vốn và dịch vụ tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, quản lý các hoạt động chứng khoán của các tổ chức phát hành có vốn nước ngoài; (ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các công ty tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động chuyển đổi các công ty này từ đầu tư trực tiếp sang đầu tư gián tiếp (dưới hình thức công ty cổ phần chưa đại chúng); (iii) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các chính sách quản lý ngoại hối, trong đó có dòng lưu chuyến vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

- Thực hiện các buổi tổng kết định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của nguồn vốn FPI. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng quản lý nguồn vốn FPI thì hiệu quả quản lý sẽ tăng lên rất nhiều, các quốc gia có thể nắm được chính

xác nguồn vốn FPI đã vào và đang hoạt động tại nước họ, từ đó có những ứng xử kịp thời trước những thay đổi của nguồn vốn FPI.

Trong điều kiện công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão, cần thống nhất các luật này vào các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện, đặc biệt trong hoạt động giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động, quản lý danh mục tự động, tư vấn tự động, số hoá các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán áp dụng công nghệ tài chính mới (Fintech). Cần phải cải thiện mạnh mẽ nguồn cung, đa dạng hoá sản phẩm chứng khoán chào bán, tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp. Cần phát triển mạnh mẽ loại hình quỹ đầu tư ETF, quỹ đầu tư bất động sản để đa dạng hoá các sản phẩm của quỹ; đa dạng hoá các sản phẩm trái phiếu, cơ cấu lại danh mục nợ trái phiếu chính phủ thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi.

Cùng với việc thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030 và Chiến lược tài chính đến năm 2030, rất cần phải rà soát lại và hoàn thiện đồng bộ các quy định của pháp luật về đầu tư, chứng khoán, quản lý ngoại hối theo hướng phân định rõ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài; thống nhất giữa pháp luật doanh nghiệp và quản lý ngoại hối về tài khoản mua bán, chuyển nhượng cổ phần; ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động huy động vốn cộng đồng (crowdfunding).

Việt Nam cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư có tổ chức đặc biệt chú ý tới các nhà đầu tư có kinh nghiệm tham gia đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đầu tư góp phần phát triển bền vững thị trường. Để thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức, trong thời gian tới rất cần ban hành các chính sách khuyến khích phát triển chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện (sản phẩm bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí); hơn nữa tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về sở hữu nước ngoài tại doanh nghiêp hướng tới mở rộng sở hữu nước ngoài tại các lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ theo quy định của pháp luật và phù hợp với cam kết quốc tế; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, gỡ bỏ các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hai là, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của thị trường chứng khoán. Trước hết, cần ngay trước mắt phải xây dựng hệ thống giao dịch mới, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại ở Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, tránh tính trạng nghẽn mạch, dừng giao dịch, ngừng lệnh. Trên các sàn giao dịch chứng khoán, gây tâm lý hoang mang chi nhà đầu tư, làm mất an ninh, an toàn và niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Cần làm rõ lý do tại sao HoSE vẫn áp dụng hệ thống công nghệ thông tin của Thái Lan kể từ khi HoSE mới thành lập và HoSE không thể làm chủ công nghệ vận hành? và tại sao Hợp đồng dịch cụ công nghệ thông tin của HoSE với Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) được ký từ năm 2012, thời hạn 5 năm, trị giá 600 tỷ đồng, đến nay chưa được thực hiện. Những giải pháp ưu tiên trước mắt này sẽ có tác dụng minh bạch hoá các thông tin giao dịch trên thị trường chứng khoán, lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Cùng với đó, cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán, áp dụng cộng nghệ 4.0, ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động truyền thống như giao dịch, lưu toán bù trừ của thị trường chứng khoán, áp dụng công nghệ số, công nghệ blockchain. Cần nhanh chóng thực hiện hệ thống tự động hoá lưu ký và thành toàn bù trừ chứng khoán, thực hiện dịch vụ lưu lý chứng khoán theo đúng thông lệ quốc tế, giảm thời gian thanh toán nhằm nâng cao tính thanh khoản của thị trường.

Tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ hiệu quả hơn nếu các biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát huy động vốn và sử dụng vốn huy động trên thị trường chứng khoán được thực hiện tốt; nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tăng vốn ảo và sử dụng vốn sai mục đích; kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính và hoạt động kiểm toán của các đơn vị kiểm toán; áp dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế trên thị trường chứng khoán; đồng thời thành lập các chương trình và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam, tiến tới quy định doanh nghiệp phát hành

trái phiếu ra công chúng và niêm yết trái phiếu phải được định mức tín nhiệm. Cần phải xây dựng hệ thống giám sát trên thị trường chứng khoán có sự kết nối giữa các chủ thể giám sát, xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát để xác định các hành vi cần kiểm tra, giám sát vi phạm giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Năng lực của các công ty chứng khoán cũng là điều cần chú trọng để các công ty này có điều kiện thuận lợi huy động các nguồn vốn trong xã hội, mở rộng các sản phẩm và dịch vụ cho nhà đầu tư. Trong thời đại công nghệ 4.0, các công ty chứng khoán cần sử dụng công nghệ chuẩn quốc tế, có hạ tầng công nghệ đảm bảo online 24/24 giờ, đảm bảo tối ưu khi sử dụng và đảm bảo tính bảo mật cho nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán cũng cần phải có hệ thống quản trị đủ mạnh để giảm thiếu các rủi ro cho nhà đầu tư, chủ động giải quyết các thông tin bất lợi đối với doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện bộ quy tắc chỉ số chứng khoán phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiệu quả của thị trường chứng khoán thời gian qua chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi sản phẩm trên thị trường chứng khoán còn đơn lẻ, tính thanh khoản thị trường còn hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài mới chủ yếu tập trung vào sản phẩm truyền thống là cổ phiếu, trong khi đối tượng nhà đầu tư chưa đa dạng, chủ yếu mới là các ngân hàng thương mại, chưa có sự tham gia nhiều cho quỹ đầu tư giành cho thị trường trái phiếu như quỹ hưu trí tự nguyện, các quỹ bảo hiểm; cơ sở hạ tầng công nghệ chưa phát triển theo kịp sự phát triển của thị trường. Chính vì vậy, cần tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh cổ phần hoá và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước theo danh mục được Thủ tướng chính phủ phê duyệt; thực hiện kiểm tra, xử lý kịp thời các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về niêm yết, đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hoá; đa dạng hoá sản phẩm trái phiếu chính phủ; nghiên cứu phát hành các sản phẩm trái phiếu mới theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư như trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có gốc/lãi được giao dịch tách biệt, trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát; phát triển mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Trên thị trường cổ phiếu, để tạo tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về báo cáo tài chính quốc tế, minh bạch công bố thông tin bằng tiếng Anh, nâng cao chất lượng quản trị công ty của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá, đào tạo doanh nghiệp và giám sát tình hình tuân thủ việc công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp.

Ba là, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp để thu hút FPI. Cho đến nay, quá trình cổ phần hoá và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước đang bị đánh giá không chỉ chậm về tiến độ mà còn đang gây cản trở cho quá trình đổi mới phát triển của nền kinh tế. Vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá chưa thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định. Để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, khuyến khích đầu tư gián tiếp nước ngoài mua cổ phần, góp vốn trong doanh nghiệp, trước hết cần xây dựng danh mục tiêu chí doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn theo hướng tạo chủ động, gắn trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tiến độ thời gian sắp xếp cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả giai đoạn 2011-2020, không để chậm trễ kéo dài, gây thất thoát tài sản của nhà nước. Hơn nữa, cần nhanh chóng có những biện pháp minh bạch thông tin, cụ thể hoá cơ chế tính giá trị, nghĩa vụ và quyền sử dụng đất đai, xúc tiến đầu tư hướng đến các nhà đầu tư chiến lược có ý định gắn bó với doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Hơn nữa, để hiệu quả cho quá trình M&A trong doanh nghiệp nhà nước, cần cân nhắc kỹ càng tỷ lệ bán cổ phần và lộ trình thoái vốn sao cho hợp lý, chỉ giữ cổ phần khống chế trong trường hợp cần thiết; đẩy nhanh lộ trình thoái vốn doanh nghiệp nhằm tránh rủi ro giảm giá trị cổ phần còn lại của nhà nước sau khi không còn nắm giữ tỷ lệ cổ phần khống chế sau cổ phần hoá.

Để đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, cần có những chế tài xử lý khi các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về việc niêm yết, đăng ký giao dịch sau khi đã được cổ phần hoá. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần phối hợp các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ điều chỉnh các cơ chế chính sách và giải pháp để

thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, gắn cổ phần hóa và thoái vốn với việc niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, để thúc đẩy quy mô của thị trường chứng khoán, đẩy mạnh tính công khai minh bạch, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp nhà nước sau khi được cơ cấu lại.

Cần nhanh chóng xây dựng các quy định về việc lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài theo hướng nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn tại các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện là nhà đầu tư chiến lược và cam kết sở hữu trong một thời gian tối thiểu nhất định.

Bốn là, cần xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tự do hoá tài khoản vốn. Để có thể lượng hóa được các rủi ro, cơ quan quản lý cần xây dựng được một hệ thống giám sát, thu thập thông tin và cảnh báo rủi ro tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp thích ứng với tình hình và kiểm soát rủi ro. Điều này sẽ giúp các cơ quan quản lý đưa ra được các cảnh báo sớm về những rủi ro có thể xảy ra trong tự do hóa dòng vốn (Ví dụ như: Rủi ro khi sử dụng nguồn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 171 - 179)