Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 131 - 136)

6. Kết cấu của luận án

3.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thu hút và quản lý vốn FPI của Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh, góp phần thu hút ổn định và hiệu quả hơn dòng vốn FPI vào Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017. Việc ban hành Luật chứng khoán năm 2006 và được bổ sung, sửa đổi năm 2010 đã làm cho tính chất pháp lý trong hoạt động chứng khoán được chuẩn hóa hơn. Luật chứng khoán năm 2006 và Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 có tác động mạnh đến nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, tạo ra những tín hiệu tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đánh giá của Tổ chức Morgan Stanley Capital Investment (MSCI), Luật chứng khoán sửa đổi đã tạo nên khả năng tiếp cận dễ dàng hơn của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề nới room cho các nhà đầu tư, tạo quyền bình dẳng đối với các nhà đầu tư, mặc dù vẫn có những quy định nghiêm ngặt về sở hữu nước ngoài trong một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm. Luật chứng khoán sửa đổi cũng đang tạo ra độ mở nhất định cho việc đăng ký đầu tư và mở tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục đăng lý online được đơn giản hoá và cắt ngắn. Những điều chỉnh này đang tạo ra môi trường pháp lý công bằng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, tạo điều kiện quản lý giám sát thi trường chứng khoán hiệu quả hơn, đồng thời phù hợp dần với luật pháp, chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Cùng với Luật chứng khoán, hàng loạt các Luật khác cũng được thay đổi như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật kinh doanh…, góp phần xoá bỏ rào cản đầu tư kinh doanh, trong đó có đầu tư gián tiếp nước ngoài theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Trong 10 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị thế quan trọng trong nền kinh tế, là kênh huy động vốn rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhờ sự điều chỉnh và sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan, thị trường chứng khoán Việt Nam đã cơ bản hoàn thiện về mặt cấu trúc (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh), đa dạng hoá về sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu, chứng

chỉ quỹ, phái sinh…), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn kênh đầu tư và sản phẩm đầu tư tại Việt nam. Nhìn chung, thị trường chứng khoán sau 10 năm vừa qua đã có những chuyển biến rõ rệt, tạo lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vào tháng 3 năm 2019, chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” nhằm mục tiêu tiếp tục tái cơ cấu toàn diện thị trường chứng khoán để trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài.Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã cơ bản ổn định về mặt thanh khoản, đầy đủ cơ sở hạ tầng và có sự tham gia đầy đủ của các thành phần trên thị trường. Quỹ Vinacapital đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ. Tổng quy mô TTCK (bao gồm tổng GTVH thị trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu) cuối năm 2020 đạt 131,95%GDP, chiếm tỉ trọng 47% tổng tài sản hệ thống tài chính, ngày càng tiệm cận với quy mô tín dụng ngân hàng năm 2020 là 146,2% GDP và cao hơn nhiều so với tỉ trọng 21% của năm 2010. Trong đó quy mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh, đạt 84%GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011-2020 2015, gấp hơn 2,6 lần so với năm 2015 là 32,4% GDP. Tính đến cuối năm 2020, vốn hóa thị trường đạt 84,1% GDP, gấp hơn 7,3 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu 70% GDP vào năm 2020. Dư nợ thị trường trái phiếu chiếm 47,83%GDP tại thời điểm cuối năm 2020, gấp gần 3 lần quy mô dư nợ thị trường trái phiếu trên GDP năm 2011, vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030 là 45% GDP vào năm 2020, ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp và Chính phủ. TTCK Việt Nam đang là lực hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thể hiện qua số lượng nhà đầu tư tham gia vào giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, từ mức 3000 tài khoản năm 2000 lên gần 2,8 triệu tài khoản vào cuối năm 2020. Đặc biệt, 10 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 1 triệu nhà đầu tư mới nâng tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước đạt gần 3,8 triệu đơn vị, vượt mức trên 3% dân số. Chất lượng nhà đầu tư ngày càng được nâng cao. Việc tham gia tích cực của các

nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư có tổ chức vào TTCK Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết. TTCK được xem động lực phát triển cho nhiều doanh nghiệp phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, trở thành những tên tuổi lớn trên thương trường.

Thứ hai, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần và góp vốn doanh nghiệp. Mặc dù trong thời gian qua, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện đúng tiến độ mong muốn, cụ thể là từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng ban hành đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN. Năm 2016 cả nước đã cổ phần hóa được 66 doanh nghiệp; Năm 2017 đã cổ phần hóa 69 doanh nghiệp, trong 11 tháng đầu năm 2018 đã cổ phần hóa 12 doanh nghiệp. Như vậy, đến nay đã cổ phần hóa được 27/127 doanh nghiệp trong kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [89]. Còn rất nhiều doanh nghiệp đang trong kế hoạch cổ phần hoá trong giai đoạn giai đoạn 2016-2020 và đây là mốc thời gian không thể chậm trễ để thực hiện Quyết định cổ phần hoá của chính phủ. Theo báo cáo khảo sát của Grant Thornton về đầu tư tư nhân thực hiện vào tháng 2/2018, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân là 2 nguồn cung lớn nhất hiện nay cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo này, thoái vốn DNNN là nguồn cung giao địch đáng kể trong năm 2017 và chính phủ Việt Nam đã huy động được khoảng 6,4 tỷ USD từ việc thoái vốn DNNN trong năm 2017, cao gấp 2,4 lần so với chỉ tiêu quốc hội đề ra, trong đó có một số giao dịch nổi bật như việc bán 53,6% cổ phần tại Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SEBECO) với số tiền thu được là 4,8 tỷ USD; bán 3,3% cổ phần tại CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk thu về 390 triệu USD, và bán 49,65% cổ phần của Tổng CTCP đầu tư phát triển xây dựng (DIG) thu về 80 triệu USD. Năm 2018 vẫn là năm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mạnh mẽ và đây là một cơ hội tốt cho làn sóng IPO diễn ra mạnh mẽ ở Việt nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước lớn như CTCP hoá lọc dầu Bình Sơn, Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam, Tổng

Thứ ba, nới lỏng các quy định về giao dịch trên tài khoản vốn của nhà đầu tư, các quy định về chuyển khoản lợi nhuận và thu nhập của nhà đầu tư ra nước ngoài (miễn thuế chuyển lợi nhuận về nước), có những quy định nới lỏng hơn về tỷ lệ góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài; có những quy định rõ ràng hơn về thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài.... Cơ chế quản lý ngoại hối của Việt nam cũng ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và thông lệ quốc tế, góp phần kiểm soát quản lý tốt hơn dòng vốn ngoại vào Việt Nam để hạn chế những tiêu cực bất ổn có thể gây ra từ dòng vốn này.

Thứ tư, cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam đã và đang được hoàn thiện ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và với thực tế của sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh là tín hiệu tích cực sẽ rất cần cho nền kinh tế. Nguồn vốn này ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không biết cách quản lý thì dễ nảy sinh nhiều hậu quả khôn lường. Bản chất của nguồn vốn gián tiếp mang tính lỏng, đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu với thời gian rất ngắn nên nhà đầu tư ngoại có thể rút ra bất cứ lúc nào. Nếu không có biện pháp giám sát chặt chẽ, không kiểm soát được sự dịch chuyển, khi nó bị rút ra bất ngờ, thị trường chứng khoán sẽ đổ vỡ vì các nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu. Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy sẽ mang theo một lượng lớn ngoại tệ khiến nguồn cung trong nước bị thiếu hụt, gây mất cân đối cán cân thanh toán và tỉ giá sẽ vô cùng khó kiểm soát. Việc Ngân hàng Nhà nước kịp thời ban hành Thông tư 05/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại một ngân hàng được phép. Số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ năm, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và hoàn thiện cả về mặt chất và mặt lượng, góp phần quản lý tốt hơn dòng vốn FPI. Ngân hàng nhà nước đã bãi bỏ nhiều quy định vốn là rào cản cho thu hút FPI, xoá bỏ những thủ tục mang tính chất hành chính, mở rộng thành viên lưu lý chứng khoán và nhiều hoạt động khác. UBCKNN đã đệ trình phương án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho thị trường phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, giảm bớt sự chồng chéo mâu thuẫn về văn bản pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán và đảm bảo thị trường hoạt động thông suốt, minh bạch và tiến dần với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện tốt hơn cho các thành viên thị trường các doanh nghiệp niêm yết và các nhà đầu tư. Kể từ năm 2009 UBCKNN đã đưa thị trường UpCom vào giao dịch, là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, thể hiện tính minh bạch, công khai của thị trường, hạn chế sự phát triển của thị trường phi chính thức, nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi chính sách của các cơ quan chức năng đối với các hoạt động của thị trường chứng khoán.

Thứ sáu, đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô và các chính sách quản lý rủi ro ngày càng hiệu quả đã tạo niềm tin lớn hơn cho các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài. Việt Nam được đánh giá có môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát duy trì ổn định nhiều năm liên tiếp, tăng trưởng kinh tế ở mức khá và dần được cải thiện trong những năm gần đây. Mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều bất ổn, nhưng Việt Nam vẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về môi trường đầu tư hấp dẫn. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thực hiện những ưu đãi đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập khả dụng và sự gia tăng tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, góp phần tăng sự tự tin của người tiêu dùng và tăng mức độ chi tiêu của người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch sang các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị cao hơn và nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn nhiều ngành hấp dẫn đầu tư trên thị trường chứng khoán và góp vốn cổ phần doanh nghiệp; đặc biệt trong những ngành như thực phẩm và đồ uống; chăm sóc sức khoẻ và dược phẩm, bán lẻ, vận chuyển và logistics, giáo dục, bất động sản, dịch vụ tài chính, truyền thông và viễn thông, khách

và tài nguyên thiên nhiên… Đây là những đánh giá được Grant Thornton đưa ra vào tháng 4 năm 2018 về các ngành hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, hệ thống tài chính của Việt nam hiện nay đang thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt và sự phát triển tích cực của thị trường chứng khoán. Tỷ gia của đồng VND so với đồng USD khá ổn định trong nhiều năm qua, cán cân thanh toán tổng thể liên tục thặng dư; thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp hoạt động tốt lên. Những dấu hiệu này đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện đáng kể chỉ số VN Index và quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu. Giá trị danh ục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tăng lên rất nhanh, từ 10,4 tỷ USD năm 2012 lên 14,3 tỷ USD năm 2013, lên 15,6 tỷ USD năm 2014, 15,1 tỷ USD năm 2015, 20,4 tỷ USD năm 2016 và 32,5 tỷ USD năm 2017 [101]. Nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, chính phủ đã có nhiều cải cách quyết liệt khiến thị trường chứng khoán và phong trào cổ phần hoá doanh nghiệp có những phát triển tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 131 - 136)