Nhóm giải pháp về quản lý vốn FPI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 179 - 195)

6. Kết cấu của luận án

4.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý vốn FPI vào Việt Nam

Một là, quản lý rủi ro trong trường hợp vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rút ra hoặc đổ vào ồ ạt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Do tính chất dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là “vào nhanh – rút nhanh” sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tính ổn định và bền vững các hoạt động của TTCK. Để giảm bớt những biến động quá lớn của dòng vốn nước ngoài vào – ra trên thị trường chứng khoán, đòi hỏi năng lực quản trị dòng vốn phải tốt. Các công cụ để kiểm soát dòng vốn đảo chiều mạnh thường thông qua các chính sách vĩ mô, kiểm soát tài khoản vốn và cấu trúc thị trường, đặc biệt là chính sách tỷ giá (có tác động trực tiếp can thiệp trên thị trường ngoại hối chính thức), yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc (để kiểm soát các điều kiện thanh khoản dòng vốn), và các chính sách tài khoá như lãi suất (giảm động lực của dòng vốn ngắn hạn mang tính đầu tư, giảm chi tiêu của chính phủ…), các công cụ kiểm soát tài khoản vốn như công cụ thuế, hạn chế về số lượng tiền rút ra, yêu cầu về thời gian rút vốn. Trong vừa qua Việt Nam đã bỏ quy định về thời gian rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán, đây là quy định được cho là khá thông thoáng so với các nước trong khu vực; trong khi một số nước có TTCK phát triển hơn chúng

ta vẫn áp dụng quy định này; chẳng hạn như Trung Quốc hiện nay vẫn quy định sau 3 tháng; Đài Loan cũng quy định sau 3 tháng, Malaysia thì quy định sau 12 tháng… đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài mới được chuyển vốn gốc ra nước ngoài. Vì vậy, với nền kinh tế có độ mở lớn và quy mô vẫn còn nhỏ như Việt Nam, trình độ quản lý và khả năng dự báo dòng tiền lưu chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài còn hạn chế thì quy định thời gian được phép mua ngoại tệ và rút vốn ra khỏi TTCK đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài là cần thiết.

Hai là, xây dựng hệ thống thanh tra giám sát toàn diện, tiếp cận với thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện khung pháp lý về thanh kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài theo hướng đồng bộ với các Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các TCTD, Luật Chứng khoán… Trong thời gian tới, cần nhanh chóng sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng tăng dần tính độc lập của NHNN, sửa Luật các Tổ chức tín dụng nhằm tăng tính tự chủ, tính thị trường và minh bạch của các tổ chức tín dụng, qua đó tiếp tục giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo, “sân trước, sân sau” và bổ sung quy định mới cho ngân hàng đầu tư, cũng như phù hợp cam kết hội nhập. Cùng với đó, sửa Luật Bảo hiểm tiền gửi cũng như hạn mức đền bù cho phù hợp tình hình mới…; bổ sung luật chi phối hoạt động quản lý, giám sát tập đoàn tài chính, một số mô hình kinh doanh mới theo hướng tạo điều kiện song vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro…

- Cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ. Cần xây dựng kế hoạch hướng tới một ngân hàng trung ương độc lập, hiện đại hơn; các cơ quan quản lý, giám sát (như Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm…) cần được độc lập và trao quyền nhiều hơn; chú trọng xây dựng mô hình quản lý – giám sát rủi ro hệ thống, mô hình ổn định tài chính – tiền tệ, xử lý khủng hoảng; làm rõ và tăng vai trò của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi… Đồng thời, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các định chế tài chính…Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ trì, phối hợp quản lý, giám

sát hoạt động đầu tư nước ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống phân loại, đánh giá rủi ro, cảnh báo sớm đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; thực hiện phân loại các công ty chứng khoán để quản lý, giám sát. Thực hiện đánh giá, phân loại lại nợ phải thu và các loại tài sản tài chính của các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ.

- Hoàn thiện hệ thống giám sát thị trường chứng khoán trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm, xây dựng các tổ chức kinh doanh chứng khoán thành đơn vị giám sát cấp 1 trên thị trường.

- Hoàn thiện mô hình giám sát với Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) làm đầu mối thực hiện mô hình giám sát kết hợp: vừa giám sát chuyên đề, vừa giám sát hợp nhất. UBGSTCQG phải thực hiện tốt chức năng: tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến kinh tế vĩ mô và ngược lại; điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Trên cơ sở đó tăng cường khả năng quản lý nhà nước của UBGSTC quốc gia vừa phát huy tối đa năng lực hiện có của các cơ quan thanh kiểm tra giám sát chuyên ngành.

- Từng bước chuyển mô hình quản lý, giám sát của uỷ ban chứng khoán nhà nước từ quản lý, giám sát tuân thủ sang mô hình quản lý giám sát dựa trên rủi ro nhằm tối ưu hoá nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, giám sát trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là công tác giám sát đối với công ty đại chúng và giám sát giao dịch trên thị trường. Tiếp tục nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát bắt kịp sự phát triển của CMCN 4.0. Tăng cường đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật; nâng cấp hệ thống thông tin đảm bảo đủ năng lực để hỗ trợ đầy đủ và toàn diện hoạt động kiểm tra, giám sát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; Trên cơ sở phần mềm quản lý dữ liệu, phân tích, đánh giá hoạt động của các định chế tài chính, đưa ra các cảnh báo kịp thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có các quyết định tối ưu.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm mang tính chất trọng tâm, trọng điểm các vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng không tốt đến thị trường chứng khoán.

- Kiện toàn bộ máy, chức năng nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo đủ năng lực cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước. Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế, áp dụng các chuẩn mực quốc tế và khuyến cáo của IOSCO trên cơ sở hệ thống kế toán, kiểm toán chất lượng. Có chế tài xử phạt mạnh đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trên thị trường. Đội ngũ thanh tra, kiểm tra giám sát phải được đào tạo có đủ trình độ, năng lực để thực thi nhiệm vụ.

Ba là, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, dự báo trước được những biến động của dòng vốn vào ra thị trường.

Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm dung hoà dòng vốn khi có những biến động bất thường. Kết hợp chính sách quản lý ngoại hối, chính sách dự trữ ngoại tệ; Thông qua công cụ thị trường mở, NHTW thực hiện mua bán chứng khoán để điều hoà mức cung ứng tiền tệ của cho nền kinh tế đáp ứng nhu cầu thanh toán và ổn định lạm phát. NHTW sử dụng chính sách kinh tế đối ngoại thông qua các chính sách tỷ giá, chính sách ngoại thương tác động đến cơ cấu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài; từ đó gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đồng thời kiểm soát việc sử dụng có hiệu quả dòng vốn này vào thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kiểm tra, giám sát quá trình luân chuyển dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào các cổ phiếu, trái phiếu có khả năng rủi ro cao; cơ cấu các loại đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào thị trường tập trung hay phi tập trung cần phải có tiêu chí đánh giá cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu kiểm tra, giám sát phải có khả năng cảnh báo, phát tín hiệu cho các cơ quan quản lý nhà nước biết được mức độ tin cậy của thị trường; có chính sách hợp lý đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, ổn định dòng vốn hạn chế đến mức thấp nhất thoái vốn khỏi thị trường của các nhà đầu tư

gián tiếp nước ngoài.

Hoàn thiện các văn bản pháp lý phòng ngừa, phát triển hệ thống cảnh báo sớm; hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ bị đảo chiều do tác động của các cú sốc; Vì vậy, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ và có các biện pháp xử lý kịp thời thích ứng với biến động của thị trường. Thực hiện công bằng trong các quy định điều chỉnh chung cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước; chú trọng đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường với tư cách vừa là nhà đầu tư vừa là các trung gian tài chính trên thị trường. Hoàn thiện các văn bản liên quan đến dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trực tuyến, các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm, chất lượng công bố thông tin đối với các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phát hành chứng khoán; Hoàn thiện văn bản về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng và các công ty niêm yết theo chuẩn mực quản trị và điều hành theo chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán, kiểm tra, giám sát nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và quản lý tốt hơn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết luận chương 4

Trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi so với các dự báo trước đó do có tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Thế giới trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI phục hồi khó khăn sau đại dịch, với sự hình thành của các phương thức sản xuất kinh doanh mới, các cường quốc mới và vai trò quan trọng của cách mạng công nghệ 4.0 và làn sóng hội nhập toàn cầu.

Đối với Việt Nam, những định hướng lớn của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; về sự phát triển của thị trường chứng khoán, môi trường đầu tư nước ngoài; và sự phát triển của các doanh nghiệp/thị trường, hội nhập trong 10 năm tới ảnh hưởng lớn tới các định hướng, mục tiêu thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Để phát triển nhanh và nâng hạng thị trường chứng khoán, nâng cao vai trò của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, trong thời gian tới Việt Nam còn có rất nhiều việc phải làm. Các nhóm giải pháp đưa ra trong luận án nhằm hạn chế những yếu kém trong việc thu hút và quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời phát huy những điểm mạnh và những lợi thế của nền kinh tế, của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để từ đó hướng tới thu hút dòng vốn nước ngoài ổn định và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là một nhiệm vụ quan trọng của chính phủ Việt Nam nhằm bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Với các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế và các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam trong những năm qua (2007-2020) đã khai thác tương đối tốt tiềm năng dòng chảy FPI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Trong quá trình thu hút vốn FPI, Việt Nam đã cố gắng hoàn thiện và minh bạch hoá thị trường chứng khoán, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách luật pháp để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Mặc dù có sự tăng giảm thất thường trong một số năm, nhưng nhìn chung FPI vào Việt nam trong thời gian qua tương đối ổn định, không có tính đảo chiều và không tạo ra những rủi ro lớn đối với nền kinh tế. Ngày càng thu hút được các nhà đầu tư lớn là một thành công của Việt Nam trong chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thời gian qua.

Tuy nhiên, thực tiễn thu hút vốn FPI vào Việt Nam thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế về mặt chính sách, cụ thể là còn có sự chồng chéo chính sách, các quy định chưa hấp dẫn đối với nhà đầu tư, chưa định hướng được các nhà đầu tư chiến lược, chưa có chính sách giám sát theo dõi dòng vốn này để tránh tình trạng vi phạm trong công bố thông tin, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư… Những hạn chế chính sách trên đã thể hiện bằng thực tế: lượng vốn FPI vào Việt Nam trong thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó và phần lớn là dòng đầu tư nhỏ lẻ, ngắn hạn, tính thanh khoản của vốn đầu tư còn thấp.

Dựa trên bối cảnh trong nước và quốc tế, căn cứ vào quan điểm và mục tiêu cụ thể trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy Việt Nam đang đứng trước thời cơ và thách thức đan xen.

Các nhóm giải pháp mà luận án đưa ra là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt nam, trong đó có những giải pháp về hoàn thiện khung khổ luật pháp chính sách, cải thiện tính minh bạch của

thị trường, đa dạng hoá sản phẩm và đối tượng đầu tư, ngăn ngừa những rủi ro hoặc biến động thất thường của dòng vốn, xây dựng hệ thống giám sát và kiểm soát dòng vốn… Các nhóm giải pháp này là cơ sở để kiến nghị cho chính phủ, bộ, ngành, uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc thu hút và quản lý hiệu quả hơn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Anh

1. Ashoka Mody, Antu Panini Murshid (2011, Growth from International Capital Flows: the Role of Volatility Regimes, IMF Working Paper, WP/11/90, 4/2011.

2. Asifma (2021), Foreign Institutional investment in China: various access channels, https://www.asifma.org/wp-content/uploads/2021/01/accessing-

chinas-capital-markets-20-january-2021.pdf, January

3. Azizul Sabri Abdullah and Norasyikin Mohamad Razali (2018), Fators affecting foreign investors bondholding in Malaysia, BNM quarterly Bulletin,

https://www.bnm.gov.my/documents/20124/770506/p5_ba1.pdf

4. Bobby Lien and David Sunner (2019), Liberalisation of China’s porfolio Flows and the Renminbi, Reserve Bank of Australia Bullentin, September.

5. Ciara S (2010), Foreign indirect investment and control, Stockhom School of Economic, Sweden

6. Department of Statistics Malaysia (2020), Malaysia summary of the International Investment Position (IIP) 2020,

https://www.dosm.gov.my/v1/index.php?r=column/cthemeByCat&cat=87&bul_id= ZDAxNmVhZ093SWJTbGpGZUJsYi8yZz09&menu_id=azJjRWpYL0VBYU90T

VhpclByWjdMQT09

7. Erizim B.C (2005), Finance dynamics principles, Researches and Applications, Murkowits Center for Research and Development.

8. Global Times (2019), ‘Foreign ownership limit likely to be relaxed on Chinese A shares: analysts’, http://www.globaltimes.cn/content/1141210.shtml

9. IMF (2018), https://www.imf.org/en/Data

10. Jarita Duasa, Salina H.Kassim (2008), Foreign Porfolio Investment inflow and economic performance in Malaysia, Gadjah Mada International Journal of Business, 9-10/2008, Vol 10, No 3.

11. Jean-Louis Combes, Tidiane Kinda and Patrick Plane (2011), Capital

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 179 - 195)