Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc cung cấp dịch vụ hành chính

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 87 - 91)

Kiểm tra, kiểm soát là một khâu quan trọng của quá trình lãnh đạo cải cách thủ tục hành chính, là một trong những chức năng lãnh đạo, một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Bộ GD&ĐT và Hiệu trưởng nhà trường. Kiểm tra nhằm đánh giá

đúng ưu điểm, khuyết điểm của quá trình tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ công tác để kịp thời có biện pháp củng cố, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm các thủ tục hành chính đã được công bố công khai, đầy đủ, rõ ràng và thực hiện đúng nội dung, đúng quy trình thủ tục hành chính đã được công bố. Thống kê, cập nhật thường xuyên đối với các thủ tục hành chính còn thiếu, thủ tục hành chính mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc các văn bản hướng dẫn thuộc phạm vi chức năng quản lý của trường; kịp thời điều chỉnh các thủ tục hành chính do Bộ GD&ĐT, các bộ ngành liên quan ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để tiến hành niêm yết công khai, minh bạch, chính xác, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, giảng viên, sinh viên biết, thực hiện; không để phát sinh các thủ tục hành chính ngoài quy định, gây khó khăn cho hoạt động của nhà trường, cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Kiểm tra, kiểm soát việc thường xuyên duy trì và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giải quyết thủ tục hành chính, khuyến khích việc thực hiện theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”, thống nhất đầu mối trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại một Bộ phận nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ.

Về nội dung cần kiểm tra, kiểm soát việc tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐCP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; thực hiện niêm yết tại trụ sở cơ quan, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức tại cơ quan, đơn vị theo quy định. Sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017.

Kiểm tra, kiểm soát và kịp thời khen thưởng các cá nhân, tập thể có sáng kiến, có thành tích xuất sắc, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, viên chức tùy tiện quy định nhũng thủ tục, cố tình gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, hách dịch, cửa

quyền, lợi dụng các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi, không thực hiện đúng các quy định pháp luật về thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch hóa hình thức và các quy trình giải quyết công việc.

Ngoài việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên; định kỳ hàng năm hoặc từng học kỳ Nhà trường nên lấy ý kiến HSsinh viên, cán bộ, giảng viên đánh giá mức độ hài lòng dịch vụ hành chính, trong đó có việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính trong hoạt động của nhà trường.

3.2.5. Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính trong những năm tiếp theo

Theo đó, tác giả đề xuất một số nội dung chính của kế hoạch cải cách hành chính nhà trường trong những năm tiếp theo cơ bản như sau:

- Về mục tiêu:

+ Tiếp tục đơn giản, hiện đại hóa các thủ tục hành chính về quy trình, hồ sơ và biểu mẫu; cập nhật, công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của Trường.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp theo quy định để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Đảm bảo mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác hành chính của nhà trường.

+ Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức Nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ ở từng vị trí việc làm.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng công tác hành chính. Nâng cấp cổng thông tin điện tử của Trường nhằm đảm bảo vận hành thông suốt và phục vụ tốt các hoạt động.

+ Tiếp tục xây dựng và áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong Nhà trường.

- Về nhiệm vụ cải cách hành chính: + Cải cách thể chế:

Nâng cao hiệu quả việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong các hoạt động của Nhà trường.

của Nhà nước và Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT. + Cải cách thủ tục hành chính:

Nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính, đảm bảo tính khoa học, thống nhất và khả thi.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đảm bảo dễ thực hiện trong các hoạt động của Nhà trường.

Tổ chức thực hiện, kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung các thủ tục hành chính đã được phê duyệt theo quy định của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015 và các văn bản của các cấp có thẩm quyền.

Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính bằng các hình thức thích hợp. + Cải cách tổ chức bộ máy:

Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà trường. Ủy quyền cho các đơn vị cấp 3, góp phần nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.

Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên và tổ chức có liên quan để tiếp tục cải tiến và nâng cao hiệu quả bộ máy, phục vụ cho công tác giảng dạy.

+ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động:

Thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động theo quy định của pháp luật.

Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động.

Có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, giảng viên, người lao động tích cực, trách nhiệm cao và sáng tạo trong công việc nhằm khuyến khích, động viên họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tăng cường giám sát, tự kiểm tra công tác cải cách hành chính. Gắn kết quả kiểm tra, đánh giá xếp hạng công tác cải cách hành với nội dung đánh giá, xét thi đua khen thưởng hàng năm.

+ Cải cách tài chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Nhà trường.

Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, phụ cấp theo quy định của nhà nước.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế thu chi nội bộ của Trường, của các đơn vị cấp 3 trong Trường.

Tiếp tục xây dựng các quy trình quản lý tài chính theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015. Hướng dẫn các đơn vị cấp 3 xây dựng kế hoạchtài chính của đơn vị.

+ Hiện đại hóa hành chính:

Triển khai có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 trong các lĩnh vực hoạt động phục vụ của Nhà trường.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính.

Từng bước nâng cấp trang thông tin điện tử của trường theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.

Cập nhật tin, bài và các thủ tục hành chính kịp thời trên trang thông tin điện tử của nhà trường để phổ biến, thực hiện và giám sát các hoạt động.

Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo về cải cách hành chính; tiếp nhận, xử lý nhanh các thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, giảng viên, người lao động, các cá nhân và tổ chức liên quan.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 87 - 91)