I. Vị trí, tính chất môn học:
4. Các điều kiện thực tập: quan sát, khảo sát thực tế về những nguyên nhân
gây tai nạn trên biển, công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, công tác sơ cấp cứu nạn nhân. Khảo sát thực tế các cơ quan quản lý nhà nước về BHLĐ, các chính sách quản lý nhà nước về an toàn và BHLĐ.
V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:
1. Nội dung:
- Kiến thức về BHLĐ và chính sách BHLĐ, tầm quan trọng của công tác BHLĐ đối với người lao động, ảnh hưởng của các yếu tố vệ sinh lao động, môi trường lao động lên sức khỏe của người lao động, công cụ quản lý nhà nước về BHLĐ. Kiến thức về an toàn và cứu nạn trong nuôi trồng thủy sản.
- Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác sơ cứu người bị tai nạn: khi đào đất đá và làm việc trên môi trường sông nước; khi sử dụng hóa chất thuốc trừ sâu; khi sử
dụng máy móc thiết bị trong nuôi trồng thủy sản; các thao tác sơ cứu người bị tai nạn điện; biện pháp an toàn trong Nuôi trồng thủy sản.
- Năng lực và chủ nhiệm trách nhiệm: Thái độ và nhận thức xã hội: nâng cao ý thức cộng đồng trong BHLĐ, xác định trách nhiệm BHLĐ của các cơ quan chủ quản lao động, các xí nghiệp, các công ty có tuyển dụng người lao động. Chấp hành nghiêm các chính sách BHLĐ quốc gia.
2. Phương pháp:
Đánh giá kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập bằng một trong những phương pháp: Tiểu luận, thi trắc nghiệm khách quan, thi viết hoặc thi vấn đáp.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
2. Phạm vi áp dụng môn học:
- Chương trình môn học an toàn trong hoạt động bảo vệ môi trường biển là chương trình giảng dạy thuộc nhóm các môn học cơ sở nghề.
- Chương trình này được áp dụng giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề 3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
* Đối với giáo viên, giảng viên:
- Giáo viên cần chuẩn bị bài giảng chi tiết. Quá trình giảng cần kết hợp minh họa hình ảnh bằng các thiết bị giảng dạy hỗ trợ như: quan sát hình ảnh qua máy tính và projector, phim tài liệu, quan sát và khảo sát thực tế.
- Cần tập trung vào những nội dung cơ bản và quan trọng nhất, chú ý kết hợp giảng dạy truyền đạt kiến thức với giáo dục nhận thức và ý thức công dân về BHLĐ.
- Các giờ bài tập thảo luận và thực hành nên trao đổi, tranh luận các chủ đề về an toàn và bảo hộ lao động có tính thời sự và quan trọng của quốc gia.
* Đối với người học:
+ Phải nhận thức đúng đắn về nội dung và chương trình học tập: + Tham gia đình đủ các buổi học theo chương trình và thời khóa biểu.
+ Nghiêm túc và tích cực tham gia xây dựng vào các nội dung thảo luận, thực hành, tranh luân về các chủ đề về an toàn lao động mà giáo viên đề ra.