CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Thực tập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CTK CAO DANG NTTS (Nam 2109) (Trang 138 - 139)

V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Thực tập doanh nghiệp

Tên mô đun: Thực tập doanh nghiệp

Mã mô đun: MĐ 26

Thời gian thực hiện mô đun: 405 giờ, (Lý thuyết 0 giờ; Thực hành 397 giờ; Kiểm tra

8 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí:

Thực tập doanh nghiệp là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc thuộc chương trình đào tạo nghề Nuôi trồng thuỷ sản trình độ Cao đẳng, được tổ chức thực hiện sau khi người học đã học các môn học / mô đun cơ sở và chuyên môn nghề.

- Tính chất:

Thực tập doanh nghiệp là mô đun thực hành nhằm giúp cho sinh viên hiểu và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức: củng cố lại các kiến thức đã học và gắn giữa lý thuyết với thực tiễn sản xuất.

- Kỹ năng: nâng cao khả năng thực hành nghề nghiệp

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:hình thành cho sinh viên khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, chủ động trong công tác.

III. Nội dung mô đun:

Sinh viên đăng ký một chuyên đề khoa học, viết đề cương chi tiết thực hiện chuyên đề đó.

Sau khi được Khoa NTTS duyệt đề cương của chuyên đề, sinh viên đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản triển khai thực hiện chuyên đề.

IV. Điều kiện thực hiện mô đun:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: cơ sở sản xuất giống và nuôi thủy sản

2. Trang thiết bị máy móc

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Bài giảng, tranh ảnh, tài liệu tham khảo về nuôi trồng thủy sản liên quan đến lĩnh vực chuyên đề nghiên cứu.

- Dụng cụ và trang thiết bị: theo chuyên đề nghiên cứu.

4. Các điều kiện khác: trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trại nuôi trồng thủy sản mặn, lợ

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức: liên quan đến chuyên đề nghiên cứu của từng sinh viên.

- Kỹ năng: Đánh giá qua kiểm tra kỹ năng liên quan đến chuyên đề nghiên cứu của sinh viên.

- Năng lực và chủ nhiệm trách nhiệm:

+ Nghiêm túc trong công việc, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. + Tự giác học tập rèn luyện nâng cao năng lực thực hành nhằm đáp ứng các yêu cầu của mô đun.

2. Phương pháp:

- Kết thúc mô đun: đánh giá bằng bài kiểm tra thực hành và chấm báo cáo chuyên đề.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun Thực tập doanh nghiệp được sử dụng trong chương trình đạo tạo nghề Nuôi trồng thuỷ sản trình độ Cao đẳng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: - Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Mô đun Thực tập doanh nghiệp mang tính ứng dụng thực tế rất cao vì vậy nên bố trí sinh viên thực tập tại trại thực nghiệm hoặc tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thuỷ sản nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi và kỹ thuật mới; nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tổ chức và điều hành sản xuất cho sinh viên;

+ Hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Đối với người học:

+ Hoàn thành tốt chuyên đề được giao, đảm bảo yêu cầu về chuyên môn. + Tự học hỏi nâng cao trình độ bản thân

3. Những trọng tâm cần chú ý: - Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo - Kỹ thuật nuôi thương phẩm

- Kỹ thuât chẩn đoán và phòng trị bệnh cho ĐVTS. - Kỹ thuật quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản 4. Tài liệu cần tham khảo: phù hợp với từng chuyên đề

Một phần của tài liệu CTK CAO DANG NTTS (Nam 2109) (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w