III. Nội dung môđun
CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN Tên mô đun: Kỹ thuật nuôi cá nước lạnh
Tên mô đun: Kỹ thuật nuôi cá nước lạnh
Mã mô đun: MĐ 23
Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra: 1 giờ)
I. Vị trí, tính chất mô đun:
- Vị trí: Nuôi cá nước lạnh là một mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình khung đào tạo trình độ Cao đẳng nghề nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học / mô đun kỹ thuật cơ sở.
- Tính chất: Nuôi cá nước lạnh là mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn sản xuất nuôi thương phẩm các loài các nước lạnh nhập khẩu có giá trị kinh tế cao.
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm sinh học của các loài cá nước lạnh; nội dung kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, chuẩn bị bể, ao nuôi cá nước lạnh, chọn và thả cá giống, cho cá ăn, phương pháp quản lý một số yếu tố môi trường và thu hoạch cá.
- Kỹ năng: Thực hiện được công việc chuẩn bị lồng, bể, ao nuôi cá nước lạnh, chọn và thả cá giống, chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, xác định một số yếu tố môi trường và thu hoạch cá nuôi.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập Kiểm tra
1 Bài 1. Một số đặc điểm sinh học của các
loài cá nước lạnh nuôi ở Việt Nam 3 3 2 Bài 2. Kỹ thuật nuôi cá hồi vân
(Onchorhynchus mykiss)
20 6 14
3 Bài 3. Kỹ thuật nuôi cá tầm(Acipenser sp) 22 6 15 1
Cộng 45 15 29 1
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Đặc điểm sinh học các loài cá nước lạnh nuôi ở Việt Nam Thời gian: 3 giờ
1. Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi nước lạnh; - Nhận dạng được các loài cá nuôi nước lạnh ở Việt Nam hiện nay;
- Bảo vệ phẩm giống các loài cá nuôi nước lạnh nuôi phổ biến ở Việt Nam 2. Nội dung:
2.1. Đặc điểm sinh học cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss): 2.1.1. Đặc điểm phân loại
2.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố 2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 2.1.6. Đặc điểm sinh sản
2.2. Đặc điểm sinh học cá tầm (Acipenser sp): 2.1.1. Đặc điểm phân loại
2.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố 2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
2.1.4. Đặc điểm môi trường sống 2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Bài 2: Kỹ thuật nuôi cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss) Thời gian: 20 giờ
1. Mục tiêu:
- Trình bày phương pháp thiết kế, xây dựng ao, bể nuôi, chuẩn bị địa điểm nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá hồi vân thương phẩm;
- Thực hiện được công việc chuẩn bị ao, bể nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá hồi vân thương phẩm;
- Tuân thủ đúng trình tự quy trình. 2. Nội dung:
2.1. Chuẩn bị ao, bể nuôi cá 2.1.1. Chuẩn bị bể nuôi 2.1.2. Chuẩn bị ao nuôi 2.2. Chọn và thả cá giống 2.2.1. Chọn cá giống 2.2.2. Vận chuyển cá giống 2.2.3. Thả cá giống 2.3. Chăm sóc và quản lý cá
2.3.1. Thức ăn và phương pháp cho cá ăn 2.3.2. Quản lý hệ thống nuôi
2.3.3. Quản lý yếu tố môi trường 2.3.4. Phòng và xử lý bệnh 2.4. Thu hoạch và vận chuyển 2.4.1. Xác định thời điểm thu hoạch 2.4.2. Phương pháp tiến hành
2.4.3. Bảo quản và vận chuyển cá thương phẩm
Bài 3: Kỹ thuật nuôi cá tầm (Acipenser sp) Thời gian: 22 giờ
1. Mục tiêu:
- Trình bày phương pháp thiết kế, xây dựng bể, lồng nuôi, chuẩn bị bể, lồng nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá hồi vân thương phẩm;
- Thực hiện được công việc chuẩn bị bể, lồng nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch cá tầm thương phẩm;
- Tuân thủ đúng trình tự quy trình. 2. Nội dung: 2.1. Chuẩn bị bể, lồng nuôi cá 2.1.1. Chuẩn bị bể nuôi 2.1.2. Chuẩn bị lồng nuôi 2.2. Chọn và thả cá giống 2.2.1. Chọn cá giống 2.2.2. Vận chuyển cá giống 2.2.3. Thả cá giống
2.3. Chăm sóc và quản lý cá
2.3.1. Thức ăn và phương pháp cho cá ăn 2.3.2. Quản lý hệ thống nuôi
2.3.3. Quản lý yếu tố môi trường 2.3.4. Phòng và xử lý bệnh 2.4. Thu hoạch và vận chuyển 2.4.1. Xác định thời điểm thu hoạch 2.4.2. Phương pháp tiến hành
2.4.3. Bảo quản và vận chuyển cá thương phẩm
IV. Điều kiện thực hiện mô đun
1. Phòng học chuyện môn hóa/nhà xưởng: khu nuôi trồng thủy sản nước lạnh 2. Trang thiết bị máy móc:
- Thiết bị dạy học: máy Projecter, phông chiếu, máy vi tính, slide hình ảnh, băng đĩa hình.
- Thiết bị, dụng cụ: máy đo pH, nhiệt kế, thước đo dài, đĩa sacchi, các dụng cụ thí nghiệm, bộ test nhanh một số yếu tố môi trường.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Bài giảng, tranh ảnh và tài liệu tham khảo; thức ăn, phân bón, hóa chất thông dụng và trong qui định cho phép sử dụng. Bảo hộ an toàn lao động: bộ áo lội nước, áo mưa, áo blu, mũ, găng, phòng thí nghiệm cho giáo viên và người học.
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung: - Kiến thức:
+ Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá hổi vân + Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm - Kỹ năng:
+ Thao tác vệ sinh bể nuôi cá hồi vân, cá tầm. + Thao tác thả cá tầm giống xuống lồng nuôi + Thao tác chuẩn bị thức ăn và cho cá hồi vân ăn
+ Thao tác vận hành bể nuôi cá hồi vân, cá tầm thương phẩm - Năng lực và chủ nhiệm trách nhiệm:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành tốt nội quy của Nhà trường, đơn vị. + Có khả nảng làm việc độc lập và theo nhóm
+ Trách nhiệm cao với công việc, hoàn thành tốt công việc được giao. + Tự học tập nâng cao trình độ bản thân
2. Phương pháp:
- Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác.
- Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả đào tạo bằng bài kiểm tra thực hành.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho người học nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ Cao đẳng nghề.
- Đối với giáo viên, giảng viên: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Ảnh, video, máy chiếu Projector; tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm.
- Đối với người học: cần tuân thủ theo sự hướng dẫn, yêu cầu của giáo viên. 3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Chuẩn bị địa điểm nuôi cá;
- Chuẩn bị thức ăn và kỹ thuật cho cá ăn;
- Quản lý các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi cá; - Vận hành hệ thống ao, bể nuôi cá.
4. Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Công Dân, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá tầm (Acipenser baeri), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 2010
- Nguyễn Thanh Hoa, Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) bằng thức ăn sản xuất trong nước, 2006.
- Ngô Chí Phương, “Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thức ăn sản xuất trong nước có hàm lượng HUFA khác nhau lên đối tượng cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) thương phẩm”, 2009.
- Lê Văn Thắng - Ngô Chí Phương, Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, NXB Nông nghiệp, 2007.