- Vị trí:
Mô đun “Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản” là mô đun cơ sở ngành của chương trình đào tạo nghề Nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳng. Mô đun này được giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong các học phần Thủy sinh vật, Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sả, Phân loại học, Sinh lý động vật thủy sản, Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.
- Tính chất:
Mô đun cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thức ăn tự nhiên, kỹ thuật gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thủy sản; hiểu biết cơ bản về thức ăn nhân tạo, kỹ thuật chế biến, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức:
Nêu được khái niệm thức ăn tự nhiên, phân tích được kỹ thuật gây nuôi thức ăn tự nhiên và chế biến thức ăn nhân tạo cho động vật thủy sản.
- Kỹ năng:
+ Gây nuôi được các loại thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thủy sản, sản xuất thức ăn nhân tạo, lựa chọn thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
+ Tính được khẩu phẩn ăn, lượng thức ăn, hệ số thức ăn; sản xuất và sử dụng hợp lý thức ăn trong nuôi thuỷ sản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc, chính xác, cẩn trọng trong sản xuất và chế biến thức ăn cho động vật thủy sản.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên chương, mục Thời gian (giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập Kiểm tra
1 Bài 1: Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong
ao đầm nuôi thủy sản 14 6 8
2 Bài 2: Sản xuất thức ăn nhân tạo 23 7 16
3 Bài 3: Quản lý chế độ cho ăn 8 2 5 1
Cộng 45 15 29 1
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm nuôi thủy sản Thời gian: 14
giờ
1.Mục tiêu của bài
- Trình bày được các biện pháp gây nuôi thức ăn tự nhiên làm thức ăn cho động vật thủy sản;
2. Nội dung bài:
2.1 Những hiểu biết cơ bản về thức ăn tự nhiên 2.2 Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao, đầm
Bài 2: Sản xuất thức ăn nhân tạo Thời gian: 23 giờ
1. Mục tiêu của bài:
Hiểu được nguyên tắc lựa chọn nguyên liệu, phương pháp lập công thức thức ăn; quy trình sản xuất và bảo quản thức ăn nhân tạo cho ĐVTS
Lựa chọn, biết cách xử lý được nguyên liệu, phối hợp được công thức thức ăn thủy sản từ các nguyên liệu cho trước.
2. Nội dung bài:
2.1. Khái niệm về thức ăn nhân tạo
2.2. Nguyên tắc lựa chọn nguyên liệu sản xuất thức ăn 2.3. Phương pháp lập công thức thức ăn
2.4. Xử lý và chuẩn bị nguyên liệu 2.5. Công nghệ sản xuất thức ăn 2.6. Kiểm tra chất lượng thức ăn 2.7. Bảo quản thức ăn
Bài 3: Quản lý chế độ cho ăn Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu của bài:
Hiểu được phương pháp xác định khẩu phần thức ăn ngày và kỹ thuật cho động vật thủy sản ăn.
Vận dụng để xác định được khẩu phần ăn, cho động vật thủy sản ăn đúng kỹ thuật.
2. Nội dung của bài: 2.1.Chuẩn bị dụng cụ
2.2. Tính khẩu phần thức ăn 2.2. Cho động vật thủy sản ăn
IV. Điều kiện thực hiện mô đun
1. Phòng học chuyện môn hóa/nhà xưởng: xưởng sản xuất thức ăn thủy sản hoặc thức ăn chăn nuôi
2. Trang thiết bị máy móc: máy nghiền, máy đùn thức ăn, máy chiếu, Projector, máy tính, loa..
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài giảng, tài liệu tham khảo, các loại phân vô cơ, phân hữu cơ, cám gạo, cám ngô, bột cá, bột đậu tương…
V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:
1. Nội dung:
- Kiến thức: Biện pháp gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao đầm, kỹ thuật sản xuất thức ăn nhân tạo và cho động vật thủy sản ăn.
- Kỹ năng: Xác định lượng phân bón cần sử dụng để gây nuôi thức ăn tự nhiên, thiết lập công thức thức ăn, xác định khẩu phần ăn.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có thái độ nghiêm túc, chịu khó trong học tập, liên hệ giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn.
+ Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm
+ Trách nhiệm cao với công việc, hoàn thành tốt công việc được giao. 2. Phương pháp:
- Trong quá trình thực hiện môn học: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm);
- Kết thúc môn học: đánh giá bằng bài kiểm tra thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác.