1. Phòng học chuyên môn hóa/phòng thí nghiệm: Phòng học lý thuyết chuyên môn; phòng thí nghiệm phân tích môi trường;
2. Trang thiết bị máy móc: Bình chữa cháy, máy cất nước 2 lần, cân phân tích, bếp điện, micropipet, máy UV-Vis, máy sục khí, máy đo các chỉ tiêu môi trường... 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
- Các hóa chất tinh khiết phân tích; thuốc, hóa chất xử lý môi trường, chế phẩm sinh học, các bộ test môi trường;
- Các dụng cụ thủy tinh: Bình tam giác, pipet, buret, ống đong, cốc, đũa thủy tinh, bình định mức, nhiệt kế...;
4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:
1. Nội dung:
- Kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm theo các nội dung sau:
₊ Khái niệm một số thông số lý hóa học trong nước như độ trong, độ pH, độ kiềm, độ mặn trong nước;
₊ Động thái của các yếu tố lý, hóa học trong nước nuôi thủy sản; ₊ Ảnh hưởng của các yếu tố lý, hóa học đến nuôi trồng thủy sản;
₊ Nguyên tắc, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của một số phương pháp xử lý nước nuôi thủy sản .
- Kỹ năng: Xác định và xử lý một số chỉ tiêu lý, hóa học trong nước nuôi thủy sản; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá phong cách học tập thể hiện ở: Tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc trong thực hiện công việc.
2. Phương pháp: Kiểm tra kỹ năng thực hành được đánh giá theo các tiêu chuẩn: + Độ chính xác;
+ Thời gian thao tác.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho các đối tượng học nghề nuôi trồng thủy sản;
- Chương trình có thể dùng tập huấn cho công nhân đang trực tiếp lao động trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa qua đào tạo nghề chính quy.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên: Nội dung được biên soạn theo cấu trúc mô đun nên cần lưu ý một số điểm chính sau:
+ Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị và tài liệu phát tay phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện bài giảng;
+ Thực hiện giảng dạy tốt nhất ở nơi thực tập hoặc phòng học rộng để có thể thực hiện công việc hoặc thao tác mẫu;
+ Căn cứ vào thực tế của nơi đào tạo, giáo viên có thể thay đổi nội dung, nhưng vẫn phải đảm bảo số giờ qui định;
+ Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng dạy học đồng thời có tránh nhiệm thực hiện hướng dẫn quá trình tự học, tự chuẩn bị của học sinh sinh viên.
- Đối với người học:
+ Phải bảo đảm số giờ học theo quy định; + Tuân thủ đúng các biện pháp an toàn.
- Đối với các nội dung đào tạo mà trang thiết bị hiện có của nhà trường không đáp ứng được thì có thể bố trí giảng dạy tại doanh nghiệp.
3. Những trọng tâm cần chú ý: cả chương trình 4. Tài liệu tham khảo:
(1) Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình Quản lý môi trường nuôi thuỷ
sản. NXB Nông nghiệp.
(2) Lê Văn Cát (2006), Nước nuôi thủy sản- chất lượng và giải pháp cải
thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
(3) Nguyễn Đức Hội (2004), Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ
(4) Nguyễn Đình Trung (1998), Giáo trình thuỷ hoá thổ nhưỡng. NXB nông nghiệp Hà Nội.
(5) Nguyễn Đình Trung (2002), Bài giảng quản lý chất lượng nước trong ao
nuôi thuỷ sản. Đại học thủy sản Nha Trang.
(6) Claude E. Boyd, C.S. Tucker (1998), Pond Aquaculture Water Quality
Management. Springer Science & Business Media
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản Mã mô đun: MĐ 15
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra: 1 giờ)