Kinh nghiệm thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của một số ch

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 39 - 40)

nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho Vietinbank – Chi nhánh Phú Thọ

1.3.1. Kinh nghiệm thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của một số chinhánh ngân hàng thương mại nhánh ngân hàng thương mại

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Về tổ chức bộ máy thẩm định

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (Vietcombank Phú Thọ) đã hoàn thành xây dựng các mô hình lượng hóa “Tổn thất khi vỡ nợ” (LGD) và “Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ” (EAD) đối với danh mục khách hàng bán lẻ.

Đây là một trong ba mô hình lượng hóa ba tham số rủi ro chủ chốt gồm (xác suất vỡ nợ (PD), LGD và EAD) là nền tảng quan trọng để Vietcombank hướng tới áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao, phương pháp đo lường rủi ro tiên tiến nhất theo Basel II.

Mô hình được xây dựng theo chuẩn mực của thông lệ quốc tế và được phát triển cho các phân khúc sản phẩm cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh, cho vay bất động sản cá nhân và cho vay tiêu dùng, với mức độ bao phủ hầu hết danh mục tín

dụng bán lẻ của Vietcombank.

Về nội dung và quy trình thẩm định

Tại Vietcombank Phú Thọ, cán bộ quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập tờ trình thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh xem xét phê duyệt. Trong trường hợp vượt mức phán quyết tín dụng của chi nhánh thì toàn bộ hồ sơ được gửi lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định tín dụng khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu Ngân hàng tra cứu CIC, chuyển bộ phận định giá TSBĐ (nếu có) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài… nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho khách hàng.

Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc giải ngân cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng để thông báo nhắc nợ, nếu khách hàng vẫn chây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.

Tại phòng quản trị rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dư nợ của toàn Chi nhánh.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 39 - 40)

w