Vietinbank chi nhánh Phú Thọ
3.2.3.1. Thẩm định tư cách khách hàng
Thông thường khi một khách hàng đến Ngân hàng vay vốn, danh mục các hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ vay vốn
Ngân hàng quan tâm tới tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ pháp lý, mà các thông tin hầu hết do khách hàng cung cấp do đó có trường hợp khách hàng lợi dụng lừa đảo cung cấp thông tin thiếu trung thực để vay vốn khách hàng. Để tránh gặp phải những trường hợp khách hàng lừa đảo, Ngân hàng cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, xác minh tính trung thực của các thông tin đó để tránh ra những quyết định sai lầm trong cho vay.
Việc thẩm định tư cách khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và đánh giá về khách hàng, Ngân hàng sẽ có được kết luận về phong cách làm việc, quản lý điều hành, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Ngân hàng có thể lập ra một bản chi tiết các vấn đề hoặc các câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của Ngân hàng. Như vậy cán bộ tín dụng sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận về tư cách của khách hàng dễ dàng và chủ động hơn.
Xây dựng hệ thống thông tin nội khách hàng giữa các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Bởi chất lượng thẩm định phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng nguồn thông tin thu nhập được để từ đó cán bộ tín dụng có cơ sở để thẩm định tư cách khách hàng.
3.2.3.2. Giải pháp về thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng
Thứ nhất, phải có định hướng và có nhận thức đúng đắn về công tác thẩm định. Thẩm định đóng vai trò tham mưu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trước khi ra quyết định cuối cùng đối với một khoản vay. Đồng thời thẩm định phải dần hoàn thiện với vai trò tư vấn cho khách hàng, xây dựng dự án, phương án kinh doanh mang tính khả thi và có hiệu quả cao.
Thẩm định cần đứng trên phương diện phục vụ khách hàng, cho dù quyết định có cho khách hàng vay hay không cũng cần phục vụ tốt, để khách hàng thoải mái, hài lòng và tiếp tục sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Thứ hai, Cần gắn kết với các nghiệp vụ khác nhằm phát huy vai trò của công tác thẩm định, phù hợp với định hướng hoạt động cho vay của Chi nhánh trong từng thời kỳ.
Thứ ba, Cần quán triệt cả về nội dung và qui trình thẩm định trong Chi nhánh. Không chỉ các cán bộ trực tiếp thẩm định mà còn các bộ phận khác có liên quan cũng cần hiểu biết về công tác thẩm định để tư vấn cho khách hàng, khi đó sẽ giúp Chi nhánh phục vụ tốt hơn và là thế mạnh kinh doanh của Ngân hàng.
Thứ tư, Xem xét tính khả thi và hiệu quả kinh tế. Thẩm định có thể được xem xét đánh giá ở nhiều khía cạnh, xuất phát từ nhiều quan điểm như chủ đầu tư, nhà tài trợ… Ngân hàng cần đứng trên góc độ người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lợi ích của khách hàng.
Thứ năm, Để thuận tiện theo dõi, đánh giá, các nội dung thẩm định được sắp xếp theo nhóm: thẩm định về đầu tư, thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về điều kiện bảo đảm tiền vay