2.3.2.1. Ưu điểm trong thẩm định tín dụng KHCN của Vietinbank Phú Thọ
Về việc thực hiện các nội dung thẩm định
Vietinbank Phú Thọ không ngừng chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua nhiều hoạt động như đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên bên cạnh việc đào tạo nâng cao chuyên môn. Trong khâu thẩm định hồ sơ vay của khách
hàng, chuyên viên thẩm định luôn hướng tới mục tiêu là thu thập được nhiều thông tin về khách hàng nhất mà vẫn đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy không bất tiện và sẵn sàng hợp tác với chuyên viên thẩm định trong quá trình thẩm định. Việc đánh giá mức độ hài lòng về công tác thẩm định của khách hàng sẽ được thể hiện gián tiếp thông qua thái độ của khách hàng, số lượng và chất lượng cung cấp thông tin hay tài liệu cho chuyên viên thẩm định và số lượng khách hàng mới do khách hàng giới thiệu phát sinh hay tăng lên.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các sản phẩm cho vay, để hạn chế rủi ro tín dụng, Vietinbank Phú Thọ đưa ra quy trình cho vay với các điều kiện rất chặt chẽ nên khách hàng rất khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm cho vay của Vietinbank Phú Thọ và sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng là không cao.
Hộp 2.1: Phỏng vấn về việc thực hiện nội dung thẩm định
Câu hỏi:Ông/bà cho biết nội dung thẩm định KHCN hiện nay như thế nào?
Trả lời của ông Đỗ Văn Hải – Chức vụ: Cán bộ quan hệ khách hàng phòng Bán lẻ Vietinbank – CN Phú Thọ:
Hiện nay mỗi cán bộ chúng tôi đều được quan tâm đào tạo rất nhiều về kỹ năng mềm cũng như đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên điều kiện cho vay rất chặt chẽ dẫn tới việc khách hàng khó tiếp cận vốn vay của NHCT.
Về việc thực hiện quy trình thẩm định tín dụng KHCN
Vietinbank đã xây dựng một quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ với các quy định rõ ràng về từng nội dung cần thẩm định. Việc giảng dạy và cung cấp nội dung này cho các chuyên viên thẩm định, chuyên viên quan hệ khách hàng mới được Vietinbank – Chi nhánh Phú Thọ rất chú trọng.
Vietinbank đã xây dựng được khung quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Quá trình thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng đối với KHCN nói riêng của chuyên viên thẩm định tại Vietinbank- Chi nhánh Phú Thọ đều phải được tuân thủ theo một quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ đã có nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai. Bởi vậy, có thể nói chất lượng thẩm định tín dụng của Vietinbank Phú Thọ là tốt.
Hộp 2.2: Phỏng vấn về việc thực hiện quy trình thẩm định
Câu hỏi: Ông/bà cho biết quy trình thẩm định khách hàng cá nhân hiện nay như thế nào?
Trả lời của ông Hà Quốc Việt – Chức vụ: Cán bộ quan hệ khách hàng phòng Bán lẻ Vietinbank – CN Phú Thọ:
NHCT Việt Nam hiện nay đã xây dựng quy trình thẩm định hết sức rõ ràng và chi tiết. Nếu làm đầy đủ các bước trong quy trình thẩm định thì mức độ rủi ro tín dụng là rất thấp.
2.3.2.2 Điểm yếu trong thẩm định tín dụng KHCN của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ
Về bộ máy thực hiện thẩm định tín dụng KHCN
Cách thức tổ chức thẩm định tín dụng tại Chi nhánh thực hiện theo phương pháp giao toàn bộ công việc thẩm định cho cán bộ tín dụng thực hiện. Theo mô hình này, CBTD tại Chi nhánh thực hiện toàn bộ công tác thẩm định khách hàng, bên cạnh đó, KHCN còn được cấp một hạn mức phê duyệt tín dụng nhất định, chỉ khi khoản cấp tín dụng có giá trị lớn, vượt thẩm quyền đơn vị mới được trình lên hội đồng tín dụng hội sở. Chính điều này đã tạo điều kiện cho KHCN cấu kết với nhau, cố gắng đẩy mạnh doanh số và kiếm lợi cho các cá nhân bằng việc thực hiện thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng một cách dễ dãi, đôi khi là cố ý làm trái quy định. Bên cạnh đó, việc có thẩm quyền phê duyệt tín dụng ở một mức cụ thể nào đó cũng giúp các KHCN dễ dàng đưa các hồ sơ vay vốn của cá nhân, người thân về chi nhánh để nhân viên của mình làm. Quá trình cho vay sẽ hết sức nhanh gọn vì họ được phê duyệt đối với hồ sơ của chính cá nhân họ - hồ sơ “sếp”. Đôi khi đó là do những mối quan hệ, cũng có những hồ sơ sẽ mang lại “lợi ích” cho cá nhân của họ, mặc dù có thể khách hàng không đủ tiêu chuẩn cho vay.
Về thực hiện nội dung thẩm định tín dụng KHCN
Đối với khách hàng cá nhân thì phương thức ghi chép theo dõi doanh thu chi phí không chuẩn tắc, đơn giản, thường dựa vào trình độ và ngành nghề kinh doanh của chính mình nên việc xác định chính xác tình hình hoạt động của hộ kinh doanh là rất khó khăn. Ngoài ra, các hộ kinh doanh có cách thức lưu giữ các chứng từ, sổ sách ghi chép không nhất thống và không đầy đủ. Hóa đơn chứng từ mua bán
thường không lưu giữ hoặc không thực hiện xuất hóa đơn chứng từ do thói quen kinh doanh cũ và tin tưởng đối tác kinh doanh. Do vậy, khi tiếp cận nhóm KHCN là cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, cán bộ thẩm định thường không có đầy đủ hồ sơ thẩm định theo quy định, dẫn đến cán bộ thẩm định không hiểu đầy đủ tình hình kinh doanh hộ gia đình, nên phương thức thẩm định được cán bộ ngân hàng áp dụng phỏng vấn trực tiếp, thăm cơ sở kinh doanh rồi ước lượng theo một cách tương đối, mức độ giao động rủi ro trong hồ sơ vay vốn cao. Do vậy, cán bộ thẩm định không đánh giá được hết các rủi ro tiềm ẩn trong hồ sơ vay vốn, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đưa quan điểm phê duyệt vào các quyết định cho vay.
Tình trạng cán bộ thẩm định không đi thực tế khách hàng, mà chỉ sử dụng các thông tin sẵn có do khách hàng cung cấp hoặc gọi điện thoại để kiểm tra các thông tin khách hàng cung cấp một cách hình thức, dẫn đến nội dung của báo cáo thẩm định không phản ánh đúng tình hình thực tế của khách hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.
Hộp 2.3: Phỏng vấn về việc thực hiện nội dung thẩm định
Câu hỏi:Ông/bà cho biết khó khăn mà ông bà thường hay gặp phải khi thẩm định khách hàng cá nhân hiện nay như thế nào?
Trả lời của bà Nguyễn Thị Nhung – Chức vụ: Cán bộ quan hệ khách hàng phòng GD Trung Tâm Vietinbank – CN Phú Thọ:
Đối với KHCN là cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh: Thông thường sổ sách ghi chép không đầy đủ, sổ sách ghi chép và hóa đơn đầu vào đầu ra không được lưu giữ đầy đủ, ….Vì vậy việc xác định tình hình sản xuất kinh doanh thực sự của KH là rất khó khăn.
Trả lời của bà ông Hà Xuân Thu – Chức vụ: Cán bộ quan hệ khách hàng phòng GD Gia Cẩm Vietinbank – CN Phú Thọ:
Khách hàng cá nhân không có phần mềm theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí chi tiết mà chỉ ghi chép vào sổ sách bán hàng. Tuy nhiên việc ghi chép vào sổ sách lại không đầy đủ, không theo nguyên tắc nào cả dẫn đến việc Ngân hàng không xác định được chính xác bản chất tình hình sản xuất kinh doanh của KH. Dẫn đến rủi ro trong quá trình thẩm định
Về quy trình thẩm định KHCN
Thủ tục giấy tờ cung cấp cho Vietinbank Phú Thọ quá nhiều và rườm rà, gây khó chịu cho khách hàng cũng như làm khách hàng mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ vay. Do an toàn và thực hiện đúng theo quy định Vietinbank Phú Thọ, các chuyên viên thẩm định đã yêu cầu khách hàng cá nhân cung cấp quá nhiều giấy tờ làm cho khách hàng cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển khách hàng đối với các chi nhánh Vietinbank Phú Thọ. Trên thực tế, các khách hàng cá nhân nhất là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể hay cá nhân buôn bán tự do (không có đăng ký kinh doanh) họ thường không ghi chép sổ sách theo dõi, hóa đơn nhập xuất hàng thường là hóa đơn bán lẻ và không lưu giữ đầy đủ, mà thường là không giữ. Do vậy chuyên viên thẩm định tín dụng rất khó để xác minh khả năng tài chính và không có được giấy tờ chứng minh với cấp phê duyệt tín dụng.
Hộp 2.4: Phỏng vấn về việc thực hiện quy trình thẩm định
Câu hỏi:Ông/bà cho biết quy trình thẩm định KHCN hiện nay đã phù hợp với thực tế chưa?
Trả lời của bà Vũ Việt Hà – Chức vụ: Cán bộ quan hệ khách hàng phòng GD Thanh Thủy Vietinbank – CN Phú Thọ:
Hiện này các thủ tục giấy tờ hồ sơ ban đầu khách hàng cung cấp cho Ngân hàng quá nhiều và gây khó chịu cho khách hàng. Đối với từng đối tượng KH khác nhau nên ưu tiên cung cấp hồ sơ nào và loại bỏ những hồ sơ không cần thiết.
2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chủ quan thuộc về Vietinbank
Quy trình cấp tín dụng chưa thực sự gắn liền với quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình cấp tín dụng của Vietinbank Phú Thọ chưa thật sự gắn liền với quản trị rủi ro tín dụng. Có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng của Chi nhánh chạy theo doanh số và buông lỏng kiểm soát các rủi ro tín dụng.
Sự tuân thủ quy trình tín dụng của có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu
của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Quá trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay rất lỏng lẻo, việc kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra về tài sản bảo đảm không được làm thường xuyên.
Cán bộ thẩm định thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm.
Hiện tại cán bộ thẩm định đang sử dụng ba nguồn chính để phân tích và đánh giá khách hàng là thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin do chính khách hàng cung cấp và do các cán bộ khách hàng tự thu thập được thông qua quá trình thẩm định thực tế khách hàng như sổ sách, hóa đơn bán hàng, hợp đồng lao động, sao kê lương,….Đôi khi các giấy tờ, hóa đơn khách hàng cung cấp là chứng từ đã chỉnh sửa hoặc hợp đồng lao động và xác nhận lương là do công ty người thân xác nhận nên độ tin cậy không cao. Ngay cả thông tin do CIC cung cấp cũng chưa cập nhật về tình trạng vay vốn của khách hàng do ngân hàng chậm cung cấp thông tin cho CIC. Do vậy, chất lượng nguồn thông tin các cán bộ thẩm định sử dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của Chi nhánh.
Cán bộ thẩm định thiếu kinh nghiệm
Đội ngũ cán bộ thẩm định đang ngày được trẻ hóa với ngoại hình đẹp hơn, năng động, nhiệt huyết với công việc hơn nên kỹ năng bán hàng có thể rất tốt nhưng kinh nghiệm về thẩm định tín dụng còn chưa được nhiều. Chính vì vậy, khi thu thập hồ sơ khách hàng họ mất nhiều thời gian và còn thụ động khi khai thác thông tin từ khách hàng. Hơn nữa khả năng phân tích và đánh giá khách hàng cũng như chọn lọc các thông tin về khách hàng còn kém dẫn đến việc hồ sơ trình lên cấp có thẩm quyền bị từ chối rất nhiều, gây phiền hà cho khách hàng.
Ban lãnh đạo chi nhánh chưa sát sao
Ban lãnh đạo Chi nhánh chưa sát sao trong việc giám sát và đôn đốc cán bộ thẩm định trau dồi, nâng cao năng lực kinh nghiệm trong công việc, vẫn còn tình trạng hô hào xong để đấy, các phòng ban đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, các báo cáo
hàng tháng và định kỳ còn mang tính hình thức chưa đi sát với thực tế. Do vậy còn nhiều bất cập trong khâu tổ chức thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
Do áp lực tăng trưởng
Chỉ tiêu về dư nợ cho Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, số chi nhánh của các ngân hàng khác nhau trên cùng một địa bàn ngày càng nhiều. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, tăng nhanh dư nợ, các chi nhánh đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an toàn tín dụng để thu hút khách hàng. Khi đó, Chất lượng tín dụng không được xem xét với các nguyên tắc cẩn trọng cần thiết, không đặt chỉ tiêu chất lượng tín dụng lên hàng đầu mà chỉ cố làm mọi cách để có dư nợ tín dụng cao, cho vay không thẩm định kỹ, cho vay không đúng mục đích,… dẫn đến các khoản vay khi đến thời hạn trả nợ không có khả năng trả nợ buộc phải gia hạn nợ, thậm chí có nhiều trường hợp còn tìm mọi cách đảo nợ cho khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của toàn Chi nhánh.
Vietinbank đã xây dựng được một hệ thống quy trình tín dụng khá hợp lý, tuy nhiên tại chi nhánh vẫn còn hiện tượng chay theo yêu cầu của khách hàng mà tiến hành cấp tín dụng một cách nhánh chóng không theo đúng quy trình tín dụng mà Vietinbank đã đặt ra.
Các thông tin khách hàng phục vụ công tác thẩm định tín dụng còn hạn chế
Việc thẩm định các phương án, dự án cho vay thường chỉ dựa vào số liệu do KH cung cấp, tuy có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài nhưng nhiều khi không đánh giá đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Vì vậy khi khách hàng khó khăn mới nắm được thì đã quá muộn dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ khó khăn. Công tác thẩm định ở một số khách hàng vay còn mang tính hình thức: cán bộ tín dụng phân tích tình hình tài chính của khách hàng tại thời điểm xét giới hạn tín dụng mà lại phân tích tình hình tài chính thời điểm quá xa, không đi thực tế kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của khách hàng, chưa thẩm định kỹ các thông tin để đánh giá năng lực của một số khách hàng về tài chính, về quản lý sản xuất kinh doanh, tính khả thi và hiệu quả của phương án vay
vốn, nhu cầu thực sự về vốn vay, cho nên đã dẫn đến những sai sót trong quyết định cho vay. Một số cán bộ tín dụng xem TSBĐ tiền vay là điều kiện tiên quyết, định giá TSBĐ thiếu căn cứ, vi phạm các quy định hiện hành của Vietinbank, nên một số trường hợp khi phát mãi tài sản thì Ngân hàng không thu đủ nợ gốc và lãi.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hiện nay có nhiều thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng ngày càng trở nên tinh vi hơn, các hành vi đó có thể xuất phát từ chính khách hàng hoặc có thể do khách hàng cấu kết với cán bộ ngân hàng. Khách hàng có thể cố tình không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp các thông tin sai lệch như các thông tin về pháp lý, tài chính, tài sản bảo đảm cũng như mục đích vay vốn nhằm đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, hoặc khách hàng vay hộ, vay ké, làm giả các giấy tờ chứng minh mục đích sai với thực tế và dùng vốn vay ngân hàng vào mục đích khác, hay làm giả giấy tờ chứng minh thu nhập như kê khai tăng mức lương