Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 91 - 94)

3.2.5.1. Tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân một cách hiệu quả

* Đối với Ban lãnh đạo Chi nhánh

- Cần phổ biến nhanh chóng và kịp thời cho các cán bộ thẩm định các văn bản, quy định liên quan đến việc cho vay, thẩm định tín dụng. Ngoài ra thường xuyên cập nhật các biến động của từng ngành nghề kinh tế hiện nay nhằm đưa ra các kế hoạch hoạt động tín dụng KHCN một cách chính xác hạn chế các rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần thường xuyên giám sát hoạt động cho vay tại chi nhánh, đặc biệt là hoạt động thẩm định khách hàng của các cán bộ thẩm định nhằm khắc phục những sai sót kịp thời và đảm bảo công tác thẩm định khách hàng của Chi nhánh được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá chất lượng công việc của cán bộ thẩm định cần được thực hiện theo định kỳ. Qua đó, Chi nhánh xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ còn yếu thông qua các hình thức đạo tạo tại chỗ hoặc cử đi học các lớp nghiệp vụ tại trường đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank.

* Đối với các cán bộ thẩm định

- Chi nhánh cần sắp xếp vị trí công việc cho từng cán bộ thẩm định một cách khoa học và hợp lý theo năng lực, trình độ chuyên môn để khai thác tối đa điểm mạnh của từng cán bộ. Cần lưu ý đến việc phân công cán bộ theo từng phân khúc khách hàng để các cán bộ thẩm định có ý thức trau dồi kiến thức về đặc điểm của từng phân khúc khách hàng mình phụ trách, giúp cho công tác thẩm định được chính xác hơn.

- Để các cán bộ thẩm định có trách nhiệm trong công tác thẩm định khách hàng. Chi nhánh cần xây dựng và ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm đối với từng cán bộ căn cứ theo vị trí công việc của từng người.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ theo đúng quy định của Vietinbank. Từ đó kịp thời những cán bộ có vấn đề về đạo đức cũng nhưng các khoản vay có vấn đề.

Tại Chi nhánh, đội ngũ cán bộ thẩm định hiện tại trình độ chuyên môn không đồng đều, hơn nữa độ tuổi đều rất trẻ nên hạn chế về mặt kinh nghiệm…Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất: Đối với công tác tuyển dụng, cần xây dựng các tiêu chí tuyển dụng nhất định: Tốt nghiệp trường nào, trình độ tiếng anh, kiến thức xã hội, trình độ tin học văn phòng, phẩm chất đạo đức tốt.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực cán bộ thẩm định thông qua hiệu quả công việc hoàn thành trong thời gian công tác hoặc thông qua các đợt kiểm tra định kỳ. Qua đó có kế hoạch đào tạo phù hợp để trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn góp phần nâng cao năng lực cán bộ thẩm định.

Thứ ba, tổ chức các buổi ngoại khóa, hội thảo,…nhằm phổ biến kiến thức liên quan đến tình hình kinh tế xã hội và các biến động của thị trường trong thời gian tới, hay các văn bản, quy định mới của pháp luật mà Vietinbank mới ban hành để cán bộ thẩm định kịp thời nắm bắt phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng.

Thứ tư, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng, Chi nhánh cần có các quy định chính sách thưởng và các chế tài rõ ràng đối với các vi phạm cụ thể để khuyến khích cán bộ thẩm định thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng.

Thứ năm, Chi nhánh cần xây dựng các kế hoạch về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ thẩm định. Ngoài tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cán bộ thẩm định cần có kiến thức nghiệp vụ về thẩm định khách hàng, am hiểu các lĩnh vực, kinh tế, ngành nghề kinh doanh hiện nay và cập nhật các văn bản, quy định pháp luật mới ban hành. Đối với cán bộ cấp lãnh đạo phòng trở lên cần phải đầu tư và có chính sách đào tạo riêng, trong thời gian tới cần mời hoặc tham dự các buổi học do các chuyên gia hàng đầu về Ngân hàng - Tài chính trong và ngoài nước có kinh nghiệm giảng dạy.

3.2.5.3. Có cơ chế đãi ngộ phù hợp

Định kỳ tổ chức các cuộc họp hội thảo trong nội bộ từng phòng ban/ chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm tổng kết thành tích, kết quả đạt được cũng như những sai sót, khuyết điểm của cán bộ tín dụng, từ đó có những định hướng tốt hơn trong tương lai.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại thì Vietinbank Phú Thọ cần có chính sách đãi ngộ hợp lý thông qua hình thức khen thưởng, thăng chức... nếu thực hiện chính sách này đúng thì sẽ thu hút và duy trì được đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi và tạo động lực làm việc cho họ, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.

3.2.5.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào công tác thẩm định

Công nghệ Ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng không được đầu tư đúng mức vào việc phát triển công nghệ thì thế mạnh công nghệ của Ngân hàng có thể bị mất đi và có nguy cơ bị tụt hậu. Hiện tại các mảng công việc không được thực hiện trên cùng 1 hệ thống, điều đó gây khó khăn trong việc tổng hợp số liệu. Do vậy, thời gian tới cần nhánh chóng hoàn thiện việc nâng cấp các chương trình hiện đại hóa để tích hợp các mảng công việc khác nhau trong cùng một hệ thống. Việc hệ thống được chuẩn hóa và đồng nhất thì việc tra cứu hồ sơ khách hàng sẽ được nhanh chóng, thuận tiện hơn.

3.2.5.5. Tuân thủ các quy định về an toàn tín dụng

Để tránh được các rủi ro không mong muốn xảy ra đối với một khoản vay, Vietinbank Phú Thọ cần thực hiện các qui định về an toàn tín dụng được ghi trong Luật các tổ chức tín dụng và trong các Nghị định của Ngân hàng Nhà nước như :

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro.

+ Giới hạn về cấp tín dụng đối với khách hàng như sau: dư nợ cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có; tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có.

3.2.5.6. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn

Trong quy trình thẩm định khách hàng vay vốn của các Ngân hàng, khâu thẩm định khách hàng rất quan trọng, cán bộ thẩm định phải ước lượng được mức

độ rủi ro tín dụng nếu phát sinh khoản vay đối với khách hàng đó để đề xuất các phương án nhằm hạn chế rủi ro thông qua việc đánh giá khách hàng một cách chính xác. Việc ước lượng mức độ rủi ro tín dụng càng chính xác thì càng giảm thiểu được nợ quá hạn nếu có trong tương lai.

- Đối với các khoản vay phát sinh nợ quá hạn:

+ Ngân hàng kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ khách hàng để xác định rõ nguyên nhân sai sót do thẩm định sai thông tin khách hàng hay do vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Đối với trường hợp nợ quá hạn xảy ra do lỗi của cán bộ thẩm định thì ngân hàng cần có các chế tài xử phạt đối với cán bộ thẩm định vi phạm quy định, đồng thời tổ chức họp và kiểm điểm đối với các bộ phận liên quan để rút kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệm tránh mắc lại các sai lầm cũ.

+ Định kỳ 06 tháng/lần, các cán bộ thẩm định cần tái thẩm định lại các khách hàng đang quản lý trong thời gian công tác tại Ngân hàng. Đây là các khách hàng đã vay vốn tại ngân hàng, tại thời điểm tái thẩm định cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến quá hạn của khách hàng là do ý thức trả nợ kém hay khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trường hợp khách hàng cố tình trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng, không hợp tác với ngân hàng thì ngân hàng có thể tiến hành khởi kiện, thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Còn trường hợp do tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn nhưng khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ để khách hàng có thời gian khắc phục khó khăn và thu xếp nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 91 - 94)