Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 85 - 88)

Hiện tại quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân còn mất nhiều thời gian, thiếu sự phối hợp của hai bộ phận là cán bộ thẩm định và cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định không nắm được nhiều thông tin cần thiết ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt hồ sơ.

Vì vậy, quy trình cần được thay đổi để đảm bảo để công tác thẩm định tín dụng được nhanh chóng đáp ứng được mục tiêu chất lượng mà Vietinbank Phú Thọ đang theo đuổi.

Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, đối tượng cần thẩm định

Việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn tại Chi nhánh hiện nay còn khá thụ động, phụ thuộc nhiều vào các chứng từ, hồ sơ khách hàng cung cấp. Hơn nữa, cán bộ thẩm định tại chi nhánh không theo chuyên môn hóa từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đặc thù của khách hàng nên không nắm vững các kiến thức về ngành nghề khách hàng đang hoạt động . Vì vậy, việc phân tích, đánh giá khách hàng và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trước những biến động của tình hình kinh tế không được chính xác. Vì vậy cán bộ thẩm định tín dụng phải tìm hiểu và nắm vững địa bàn cần thẩm định, những đặc điểm vùng miền v.v…, điều này giúp cho cán bộ thẩm định tiết kiệm được thời gian và chi phí thẩm định. Hoạt động thẩm định của Ngân hàng là hoạt động mang tính tổng hợp các thông tin từ nhiều mối quan hệ từ nhiều phía, do vậy trong và sau khi cho vay, cán bộ phải thu thập một khối lượng lớn thông tin về khoản vay như thông tin pháp lý, thông tin quan hệ tín dụng ngân hàng khác, thông tin về cơ quan làm việc của khách hàng đối với khách hàng có thu nhập từ lương, thông tin thuế đối với khách hàng kinh doanh… Khối lượng thông tin thu thập lớn nên cần có quá trình sang lọc xử lý, tổng hợp để có những đánh giá chuẩn xác về khoản vay.

Đồng thời, cán bộ tín dụng cần tạo dựng những mối quan hệ tốt với các cán bộ địa phương, cơ quan chính quyền … để thu thập được những thông tin đáng tin cậy và kịp thời.

Chủ động thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau:

Ngoài các thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin từ trung tâm CIC thì cán bộ thẩm định cần thu thập thêm các thông tin khác về khách hàng từ các nguồn sau:

+ Kiểm tra trên các trang mạng của tổng cục thuế, bảo hiểm xã hội. Nếu khách hàng có thu nhập theo quy định phai đóng thuế thu nhập cá nhân nhưng khách hàng chưa có mã số thuế thì cán bộ thẩm định cần xác nhận lại thông tin do khách hàng cung cấp

+ Nếu Khách hàng có nguồn thu nhập từ lương thì xác nhận qua phòng kế toán, phòng tổ chức nơi khách hàng đang làm việc.

+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng, cán bộ thẩm định cần điều khiển cuộc nói chuyện hướng vào nội dung cần thẩm định để thu thập được nhiều thông tin nhất.

+ Cán bộ thẩm định cần thường xuyên theo dõi các thông tin vĩ mô về nền kinh tế, thị trường, các đối thủ cạnh tranh về ngành nghề kinh doanh của khách hàng cần thẩm định để có cái nhìn tổng quát về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các rủi ro có thể gặp phải.

Hoàn thiện về quy trình thẩm định tài sản đảm bảo.

Giá trị tài sản đảm bảo là một trong những nhân tố rất quan trọng cho việc ra quyết định phê duyệt khoản vay tại Vietinbank Phú Thọ. Việc định giá xác định giá trị tài sản đảm bảo ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, nên việc định giá giá trị tài sản đảm bảo rất quan trọng và phức tạp. Do vậy, để đánh giá một cách chính xác cần có chuyên môn hóa cao đối với các giá trị tài sản lớn hoặc đặc thù như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ... Với chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thẩm định việc định giá tài sản bảo đảm có giá trị lớn hoặc phức tạp thường không phù hợp, vượt quá chuyên môn nghiệp vụ, ảnh hưởng đến quyết định và thời gian phê duyệt hồ sơ. Hiện tại đối với những TS bảo đảm cho giá trị khoản vay từ 3 tỷ trở lên thì TSBĐ phải được định giá qua công ty AMC hoặc công ty liên kết, Tuy nhiên việc định giá qua công ty AMC và công ty liên kết mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới thời gian cấp tín dụng cho KH. Vì vậy để thẩm định TSBĐ một cách chính xác nhất và

không ảnh hưởng tới thời gian cấp tín dụng cho KH thì nên tách thẩm định ra là thẩm định tín dụng và thẩm định tài sản đảm bảo. Hai bộ phận trên tiến hành thẩm định khoản vay song song, cùng với việc chuyên môn hóa các khâu nên quyết định phê duyệt chính xác cao, thời gian phê duyệt nhanh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cấp tín dụng

Tại chi nhánh hiện nay việc kiểm tra hồ sơ khách hàng vào các đợt kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra toàn diện của các đoàn kiểm tra nội bộ còn mang nặng tính hình thức, không sát với thực tế khách hàng. Vì vậy Chi nhánh cần:

+ Giám sát chặt chẽ việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định. Hiện tại ở chi nhánh có phòng Hỗ trợ tín dung, chức năng của phòng HTTD chỉ thực hiện việc giám sát việc cấp tín dụng, chưa có bộ phận độc lập để kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định. Vì vậy cần thiết thành lập phòng quản lý rủi ro độc lập với các phòng thực hiện nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh để giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định.

+ Định kỳ hàng tháng chi nhánh cần tổ chức họp tổng kết và đánh giá hoạt động thẩm định tại chi nhánh. Qua đó đưa ra những yếu kém còn tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng mà Chi nhánh cần khắc phục. Đồng thời cũng nghiêm khắc kiểm điểm những cá nhân không thực hiện đúng quy trình thẩm định và khen thưởng những cá nhân làm tốt công tác thẩm định.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định

Nên có cơ chế kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định.

- Phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan quy trình tín dụng

Chi nhánh cần phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng.

Cần đưa ra một chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Cần phải nêu rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận trong quy trình cấp tín dụng. Phải quy rõ

trách nhiệm khi hồ sơ phát sinh nợ xấu và hình thức kỷ luật với những cán bộ gây nợ xấu cố ý, tránh trường hợp cán bộ sau phải xử lý nợ xấu cho cán bộ trước. Đồng thời, gắn chỉ tiêu nợ xấu vào chỉ tiêu đánh giá điểm KPI cuối năm của từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm trong việc cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w