Kiến nghị với Vietinbank

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 97 - 103)

Trong những tháng đầu năm 2020, Vietinbank Phú Thọ có sự biến động về nhân sự tương đối lớn. Vì vậy kiến nghị NHCT Việt Nam duy trì nhân sự không quá biến động là sự cần thiết tối thiểu để ổn định bộ máy, cung cấp chất lượng dịch vụ tốt, ổn định.

Đơn giản hoá quy trình thẩm định tín dụng tránh gây phiền hà cho khách hàng, thời gian xử lý hồ sơ vay nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ theo qui định cuả Nhà nước đồng thời cần trao quyền chủ động hơn nữa cho các chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng.

Ngân hàng cần hoàn thiện tốt hơn nữa chế độ lương thưởng. Phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng và hợp lý đối với năng lực của từng nhân viên trong ngân hàng. Thực hiện đánh giá điểm KPI cuối năm công bằng, khách quan, tránh tình trạnh gây mất đoàn kết trong nội bộ. Giảm bớt hiện tượng nhảy việc của cán bộ.

Cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và phải tiến hành thường xuyên, toàn diện để phát hiện rủi ro tiềm ẩn trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, cũng cần chỉ đạo các chi nhánh có sự phối hợp với nhau, tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.

Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban hội sở và Chi nhánh. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban hội sở và Chi nhánh như giữa phòng phát triển sản phẩm tín dụng KHCN, phòng pháp chế, phòng tái thẩm định và một số phòng ban có liên quan đến hoạt động tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tín dụng KHCN tại Chi nhánh cũng như hạn chế rủi ro cho công tác thẩm định tín dụng đòi hỏi phải có sự. Cụ thể như sau:

Đối với các sản phẩm tín dụng, các chương trình ưu đãi hay các chính sách ưu tiên của từng sản phẩm tín dụng, Phòng phát triển sản phẩm tín dụng KHCN cần hướng dẫn chi tiết, cập nhật thường xuyên các sản phẩm tín dụng mới hoặc các chương trình ưu đãi mới đối với các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, các văn bản, quy định đã hết hiệu lực cần được loại bỏ khỏi hệ thống văn bản của Ngân hàng để

các cán bộ tại Chi nhánh dễ dàng tìm kiếm, khai thác các thông tin và nắm bắt các quy định về sản phẩm hơn.

Liên quan đến các vấn đề về văn bản pháp lý của bất động sản, động sản,…. hay các hợp đồng liên kết ba bên giữa chủ đầu tư, người vay vốn và ngân hàng trong cho vay mua nhà dự án,… Phòng pháp chế cần tư vấn cho Chi nhánh khi cán bộ thẩm định nghi ngờ có nội dung vi phạm pháp luật,… Như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro về mặt pháp lý của các chứng từ, hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp

Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

KẾT LUẬN

Trong năm 2020, Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng ngày đối phó với đại dịch Covid. Đứng trước áp lực nền kinh tế được dự báo sẽ có nhiều thách thức hơn trong năm 2019, đặc biệt là các diễn biến khó lường của đại dịch Covid, tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ có sự tăng trưởng thấp. Với mục tiêu kiểm soát quy mô tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra cho năm 2020 sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2019 và tiếp tục ưu tiên cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu,…và giám sát cấp tín dụng đối với các ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro như: bất động sản, tài chính ngân hàng sẽ chặt chẽ hơn. Điều này đòi hỏi, việc đi đôi với phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần hoàn thiện thẩm định tín dụng nhằm hạn chế rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Nắm bắt được bối cảnh nền kinh tế biến động như vậy, toàn bộ hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng đều chú trọng đến việc hoàn thiện công tác thẩm định khách hàng cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp lý luận và khảo sát thực tiễn hoạt động thẩm định tín dụng KHCN của Chi nhánh để đưa ra những giải cơ bản hoàn thiện thẩm định tín dụng KHCN. Nội dung luận văn với đề tài “Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ” đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu:

Một là, xây dựng khung nghiên cứu về thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Phú Thọ;

Hai là, phân tích thực trạng thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Phú Thọ; luận văn chỉ ra được những kết quả mà Chi nhánh đạt được trong công tác thẩm định tín dụng KHCN, những vấn đề còn tồn tại và phân tích nguyên nhân của những vấn đề đó.

Ba là, đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Phú Thọ.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong Hội đồng khoa học, các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

1. A. Saunder và H.Lange (2011), Financial Institutions Management – A Modern Perpective, Nhà xuất bản Lao động.

2. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu, Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế (Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB lao động – Xã hội)

3. Joel Bessis, Quản trị rủi ro trong ngân hàng, tái bản 06/2012, NXB Lao Động, Hà Nội.

4. Giáo trình chính sách kinh tế xã hội (2012), Khoa khoa học quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

5. Hoàng Thị Huyền (2017), Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Lê Văn Tư (2015), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 7. Lê Văn Tư (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 8. Nguyễn Đình Phan (2012), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Thống kê.

10. Nguyễn Hữu Tài (2014), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.

11. Nguyễn Kim Anh (2008), Phát triển trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

12. Nguyễn Thị Hằng (2011), Nâng cao chất lượng cho vay KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giải trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

14. Nguyễn Minh Nguyên (2017), Thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

30/12/2016 của thống đốc NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

17. Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

18. Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư số 22/2019/TT-NHNNngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài

19. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

20. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2014), Giáo trình tài chính tiền tệ, NXB Tài chính

21. Phạm Ngọc Tiến (2015), Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)- Hội sở, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội.

22. S.Rose (2004), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại (Bản dịch), NXB Tài chính, Hà Nội.

23. Trần Khắc Chí (2018), Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank- Chi nhánh Mê Linh, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Tài chính.

24. Trần Sửu (2013), Quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ, NXB Khoa học – Kỹ thuật.

25. Vietinbank Phú Thọ (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng hợp cuối năm (2016, 2017, 2018, 2019).

Kính chào ông/bà

Để có căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện thẩm định tín dụng KHCN cho Viettinbank – Chi nhánh Phú Thọ, kính mong Ông/bà cung cấp thông tin bằng cách tích vào các ô dưới đây:

1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý Tiêu chí Mức độ hài lòng với các tiêu chí 1 2 3 4 5

1. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định tư cách pháp nhân của KHCN vay vốn

2. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định tình hình tài chính của KHCN

3. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ của KHCN

4. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định tài sản đảm bảo của KHCN

5. Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các bước trong Quy trình thẩm định tín dụng KHCN

6. Chi nhánh đã thẩm định tín dụng KHCN theo đúng thời gian quy định

7. Việc thẩm định tín dụng KHCN của Chi nhánh là khách quan và không chịu ảnh hưởng của doanh số

Tiêu chí tính

1 2 3 4 5 Tổng đánh

giá TB

1. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định tư cách pháp nhân của KHCN vay vốn Lượt chọn 2 5 7 30 6 50 3,66 Tỷ lệ % 4 10 14 60 12 100 2. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định tình hình tài chính của KHCN Lượt chọn 3 6 8 29 4 50 3,5 Tỷ lệ % 6 12 16 58 8 100 3. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ của KHCN Lượt chọn 2 4 9 16 19 50 3,92 Tỷ lệ % 4 8 18 32 38 100 4. Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thẩm định tài sản đảm bảo của KHCN Lượt chọn 4 6 13 24 3 50 3,32 Tỷ lệ % 8 12 26 48 6 100 5. Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các bước trong Quy tŕnh thẩm định tín dụng KHCN Lượt chọn 2 11 12 23 2 50 3,24 Tỷ lệ % 4 22 24 46 4 100 6. Chi nhánh đã thẩm định tín dụng KHCN theo đúng thời gian quy định Lượt chọn 2 5 12 28 3 50 3,50 Tỷ lệ % 4 10 24 56 6 100 7. Việc thẩm định tín dụng KHCN của Chi nhánh là khách quan và không chịu ảnh hưởng của doanh số Lượt chọn 1 4 11 26 8 50 3,72 Tỷ lệ % 2 8 22 52 16 100

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 97 - 103)