nhánh Phú Thọ
Về tổ chức bộ máy thẩm định
Tại MB Chi nhánh Phú Thọ: Các bộ phận tham gia vào quá trình thẩm định khách hàng cá nhân bao gồm: Phòng quan hệ khách hàng cá nhân; Phòng thẩm ðịnh tín dụng và Phòng Quản lý rủi ro.
Phòng quan hệ khách hàng cá nhân: Tiếp nhận yêu cầu vay vốn của các khách hàng; thu thập thông tin của khách hàng.
Phòng thẩm định khách hàng cá nhân: Trực tiếp làm công tác thẩm định khách hàng theo các nội dung và quy trình thẩm định của MB.
Phòng Quản lý rủi ro: Rà soát và kiểm tra lại các hồ sơ tín dụng của KHCN, đề xuất điều chỉnh nếu có.
Các phòng ban hoạt động độc lập với nhau, đảm bảo tính khách quan, trung thực và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Về nội dung và quy trình thẩm định
Tại MB chi nhánh Phú Thọ, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng cá nhân, thu thập hồ sơ khách hàng, nhập thông tin của KH vào hệ thống và chuyển Giám đốc phòng giao dịch hoặc Giám đốc chi nhánh để tiến hành kiểm soát hồ sơ các thông tin giữa hồ sơ RM cung cấp và thông tin trong hệ thống. Sau đó Giám đốc phòng giao dịch hoặc giám đốc chi nhánh, chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ chuyển hồ sơ lên Trung tâm quản lý tín dụng tập trung thông qua hệ thống Phân tích hồ sơ tín dụng (LOS).
Tại trung tâm quản lý tín dụng tập trung, Admin sẽ phân công chuyên viên thẩm định tín dụng hoặc chuyên viên quan hệ khách hàng (RM) thẩm định hồ sơ. Đối với các hồ sơ vay trên 1 tỷ đồng, chuyên viên thẩm định sẽ thẩm định. Còn đối với các hồ sơ vay nhỏ hơn hoặc bằng 1 tỷ đồng, RM nào phát triển hồ sơ sẽ trực tiếp thẩm định hồ sơ đó.
Sau khi nhận được hồ sơ phân công, chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ thu thập thêm các thông tin và tiến hành thẩm định thực tế nhu cầu, điều kiện tài chính, điều kiện pháp lý... của khách hàng để xem khách hàng thực tế có vay được không, vay được bao nhiêu, vay trong thời gian bao lâu là phù hợp và tiến hành lập tờ trình thẩm định tín dụng. Thông thường thời gian thực hiện bước này trong khoảng 1 – 3 ngày (tuỳ theo mức độ phức tạp của hồ sơ).
Sau khi hoàn tất tờ trình tín dụng có chữ ký nháy của Phòng Quản lý rủi ro, chuyên viên thẩm định tín dụng chuyển cho lãnh đạo Phòng Thẩm định tín dụng phê duyệt. Thời gian thực hiện bước này khoảng 1/2 ngày.
Lãnh đạo Phòng thẩm định phê duyệt sẽ có trách nhiệm đọc, rà soát lại các nội dung mà chuyên viên thẩm định tín dụng cung cấp. Đồng thời đưa ra các thắc mắc về những điểm nghi vấn trong hồ sơ vay như: độ chính xác về mục đích vay vốn, tài sản thế chấp, khả năng trả nợ món vay của khách hàng trong tương lai, cũng như ước lượng tính khả thi trong phương án vay vốn của khách hàng.
Sau khi đồng ý với đề nghị cấp tín dụng của chuyên viên thẩm định tín dụng cho khách hàng, lãnh đạo phê duyệt sẽ ký kiểm soát và chuyển cấp Phó giám đốc trung tâm quản lý tín dụng hoặc Giám đốc trung tâm quản lý tín dụng hoặc Ủy ban tín dụng để đưa ra kết luận cuối cùng về khoản vay của khách hàng.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ
Về cơ cấu bộ máy thẩm định
Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ cần thành lập tại mỗi Chi nhánh bộ phận hỗ trợ kinh doanh và bộ phận quản trị rủi ro tín dụng, bộ phận quản lý nợ. Các bộ phận này có chức năng để thực hiện việc ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân cho khách hàng, theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng.
Về nội dung thẩm định
Sử dụng những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo phân chia giới hạn rủi ro… giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm
thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các NH quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.
Về quy trình thẩm định
Căn cứ trên quy trình tín dụng của trụ sở chính, Vietinbank Phú Thọ xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và thu nợ, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng.
Xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng. Việc chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình phù hợp. Sau khi có kết quả chấm điểm khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những chính sách đối xử với từng khách hàng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VIETINBANK –
CHI NHÁNH PHÚ THỌ 2.1. Giới thiệu về Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam, một NHTM Nhà nước được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức bước vào hoạt động từ ngày 8/7/1988 và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng và được Thống đốc NHNN ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 09 năm 1996 thành lập lại theo mô hình Tổng Công ty nhà nước.
Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã thực hiện thành công việc cháo bàn cổ phần ra công chúng. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng được Cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam theo giấy phép Thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN ngày 03 tháng 07 năm 2009.
Những ngày đầu thành lập thì vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lần lượt là 22 tỷ là 718 tỷ thì đến hết ngày 31/12/2019, vốn chủ sở hữu là 77.354 tỷ đồng (trong đó vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng), tổng tài sản là 1.240.711 tỷ đổng.
Khi mới thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có 11.380 cán bộ, nhân viên với mạng lưới gồm Hội sở chính ở Hà Nội, 32 chi nhánh cấp I và 42 Chi nhánh cấp II, 23 phòng giao dịch (PGD) và 502 quỹ tiết kiệm. Tại ngày 31/12/2019, Vietinbank đã có 24.105 cán bộ, nhân viên.
Về mạng lưới hoạt động: Vietinbank có Trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội. Tại ngày 31/12/2019 Vietinbank có 01 hội sở chính, 2 Văn phòng Đại diện (Đã Nẵng và Thành phố HCM), 9 đơn vị sự nghiệp bao gồm: 01 trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 01 Trung tâm Công nghệ
thông tin, 01 Trung tâm thẻ, 01 Trung tâm tài trợ thương mại, 05 Trung tâm quản lý tiền mặt; 155 Chi nhánh cùng gần 1.000 phòng giao dịch. Mạng lưới hoạt động ở nước ngoài gồm: 01 Văn phòng đại diện tại Myanmar, 02 chi nhánh tại Cộng hòa liên bang Đức, 01 ngân hàng 100% vốn tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. VietinBank hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng tại trên 90 quốc gia trên thế giới.
Đối tác chiến lược nước ngoài của Vietinbank là The Bank of Tokyo Mitsubishi - UFJ, Ltd. (BTMU) của Nhật Bản và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).
Vietinbank vinh dự nằm trong Top 300 thương hiệu giá trị nhất thế giới theo công bố của Brand Finance, 8 năm liên tiếp nằm trong Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes, 15 lần liên tiếp được trao danh hiệu thương hiệu mạnh Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp xuất xắc nhất Việt Nam, 5 lần liên tiếp là doanh nghiệp có SPDV đạt thương hiệu Quốc Gia.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ chi nhánh Ngân hàng Công thương Vĩnh Phú. Ngân hàng Công thương tỉnh Vĩnh Phú được thành lập ngày 14/07/1988 theo quyết định số 73/NH-QĐ của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam và bắt đầu đi vào hoạt động từ 01/10/1988 với tổng số CBCNV tại thời điểm đó là 335 người.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vietinbank – Chi nhánh Phú ThọChức năng Chức năng
Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ là chi nhánh ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, chức năng hoạt động chính như sau:
- Cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong, ngoài nước.
- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.
Nhiệm vụ
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Vietinbank;
+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và TCTD nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;
+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Vietinbank.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
+ Các loại cho vay khác theo quy định của Vietinbank.
- Kinh doanh ngoại hối:
+ Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế;
+ Bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Vietinbank.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán;
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; + Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Vietinbank.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Vietinbank cho phép.
Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Vietinbank.
Thực hiện đồng tài trợ theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Vietinbank.
Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Vietinbank.
Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Vietinbank và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của Vietinbank.
Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của Vietinbank.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc Vietinbank.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vietinbank giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ
Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ có địa chỉ tại số 1514, đường Hùng Vương, Phường Gia Cẩm, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được thể hiện như sau:
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Vietinbank Phú Thọ)
Tính đến thời điểm 31/12/2019 tổng số cán bộ của Chi nhánh là 109 người, trong đó tại trụ sở Chi nhánh có 59 cán bộ và các phòng giao dịch có 50 cán bộ. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ bao gồm: Ban Giám đốc (gồm 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc) và 14 phòng ban thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam trong đó có 02 phòng chỉ thực hiện nghiệp vụ cho vay (Phòng Bán lẻ và Phòng KHDN); 07 Phòng giao dịch thực hiện cả nghiệp vụ cho vay và huy động vốn (Phòng)
Về trình độ học vấn: Trình độ thạc sỹ 12 người (chiếm 11% tổng số cán bộ); trình độ Đại học 94 người (chiếm 86.2% tổng số cán bộ).
2.1.4. Kết quả hoạt động của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn2017 - 2019 2017 - 2019
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong hai hoạt động chính của NHTM nói chung và của Vietinbank - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng, nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ trong dân
PGD Minh Trang Phó Giám đốc Chi nhánh Phó Giám đốc Chi nhánh Phòng KH Doanh nghiệp Phòng bán lẻ Phòng tổ chức hành chính Phòng dịch vụ khách hàng Phòng Hỗ trợ tín dụng PGD Trung Tâm PGD Gia Cẩm PGD Nông Trang PGD Thanh Thủy PGD Lâm Thao PGD Dữu Lâu Phòng tổng hợp Phó Giám đốc Chi nhánh
cư và các tổ chức kinh tế rồi dùng nó cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn vay lại có điều kiện, nhằm mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho Chi nhánh. Công tác huy động vốn là sự mở đầu trong công việc kinh doanh tiền tệ của Chi nhánh, nó mang tính chất thường xuyên và liên tục.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Vietinbank – Chi nhánh Phú Thọ
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- % 1. Theo loại tiền
- Nội tệ 3.146,5 3.249,2 2791 102,7 3,26 -458,2 -14,10 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 88,5 92,8 86,0 4,3 4,86 -6,8 -7,33
2. Theo đối tượng khách hàng
- Tổ chức 1.299,6 1.319 613,2 19,4 1,49 -705,8 -53,51 - Tiền gửi dân cư 1.935,4 2.023 2.263,8 87,6 4,53 240,8 11,90
3. Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 848,3 1.153,4 1.460,6 305,1 35,97 307,2 26,63 - Có kỳ hạn 2.386,7 2.188,6 1.416,4 -198,1 -8,30 -772,2 -35,28
Tổng huy động vốn 3.235 3.342 2.877,0 107,0 3,31 -465,0 -13,91
Nguồn: Vietinbank – Chi nhánh Phú Thọ, 2017, 2018, 2019
Bảng 2.1 cho thấy tổng huy động vốn của Chi nhánh có sự biến động tăng giảm khác nhau qua các năm. Vốn huy động của Chi nhánh năm 2017 đạt 3.225 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3.342 tỷ đồng, tăng 107 tỷ đồng tức tăng 3,31% so với năm 2017 và đạt 95,3% kế hoạch đề ra. Sang năm 2019, vốn huy động của Chi nhánh giảm