Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 30 - 32)

đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định ở Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là trường hợp người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của

người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà thuộc một số các trường hợp luật định. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác nhau ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, về thời điểm người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản. Đối

với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ý thức chiếm đoạt tài sản có trước khi người phạm tội thực hiện thủ đoạn gian dối, thủ đoạn gian dối có trước việc giao tài sản. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sau khi có giao dịch hợp pháp của hai bên (có được tài sản), người phạm tội mới có ý định chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, về hành vi phạm tội. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản: Người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn trả lại tài sản dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là người phạm tội đưa ra thông tin giả làm cho người khác tin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội, người có tài sản bị người phạm tội lừa dối nên mới giao tài sản cho người đó.

Với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc ký kết hợp đồng chỉ nhằm mục đích vay, mượn, thuê... được tài sản. Người phạm tội nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp. Trước và trong khi nhận tài sản khơng có ý thức chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản trước khi người bị hại giao tài sản. Nếu trong trường hợp người phạm tội có được tài sản bằng giao dịch hợp đồng với người bị hại, thì hợp đồng này thực chất là phương thức để chiếm đoạt tài sản,

mang tính chất giả tạo, gian dối nhằm tạo lòng tin để người bị hại giao tài sản.

Thứ ba, về thời điểm hoàn thành tội phạm. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản, tội phạm hoàn thành ngay sau khi người phạm tội nhận được tài sản. Cịn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm người phạm tội vi phạm những cam kết đã thỏa thuận, cố tình khơng trả, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Thứ tư, về trị giá tài sản bị chiếm đoạt. Đối với tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản, trị giá tài sản từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì mới phạm tội. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do tính nguy hiểm cao hơn nên trị giá tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)