Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 25 - 27)

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được luật hình sự bảo vệ. Khách thể là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm; các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội không phải là khách thể của tội phạm thì hành vi đó khơng phải là tội phạm; hiểu rõ khách thể của tội phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Khoa học luật hình sự chia

khách thể của tội phạm làm ba loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Việc phân biệt các loại khách thể chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học, còn thực tiễn xét xử khi nghiên cứu khách thể của tội phạm chủ yếu nghiên cứu khách thể trực tiếp, nếu một hành vi nguy hiểm chưa xâm phạm khách thể trực tiếp thì hành vi đó chưa cấu thành tội phạm. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong việc sở hữu tài sản trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu là hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Cũng như trong các hành vi phạm tội khác, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng có đối tượng tác động cụ thể, đó là tài sản - đối tượng vật chất mà nhờ đó tồn tại quan hệ sở hữu. Theo pháp luật Việt Nam, tài sản gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vật và tiền nói chung luôn là đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hành vi xâm phạm tài sản của người khác, dù là tài sản hợp pháp hay bất hợp pháp vẫn bị coi là trái pháp luật, hành vi đó có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và người thực hiện hành vi đó có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Tài sản là đối tượng xâm phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải là những tài sản hữu hình, tài sản vơ hình khơng là đối tượng xâm phạm của tội phạm này.

Mức độ gây thiệt hại cho tài sản là một căn cứ để xác định cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Khoản1 Điều 175 của Bộ luật hình sự thì tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên hoặc nếu dưới bốn triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính

của người bị hại và gia đình họ, thì mới cấu thành tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)