Xác định dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 43 - 45)

Hiện nay, về vấn đề lý luận, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tình tiết bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản và cũng là vấn đề tương đối khó chứng minh. Theo đó, có thể hiểu bỏ trốn là việc đối tượng vắng mặt tại gia đình, địa phương nơi thường trú; vắng mặt tại đơn vị cơng tác (nếu có), nhưng gia đình, địa phương, đơn vị khơng biết người đó đang ở đâu; hoặc đối tượng khơng vắng mặt hồn tồn tại gia đình, địa phương nơi thường trú hoặc đơn vị cơng tác, nhưng cố tình lẩn tránh, khơng tiếp xúc với người chủ tài sản thì cũng xác định là trường hợp bỏ trốn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, theo quy định của Luật cư trú thì cơng dân có nghĩa vụ khai tạm trú mà khơng có nghĩa vụ phải khai báo tạm vắng. Do đó, việc họ vắng mặt tại địa phương, tại đơn vị công tác là quyền của họ, khơng phải bỏ trốn (vì Luật khơng quy định). Do vậy, nếu căn cứ vào những cách hiểu khác nhau như trên thì các cơ quan tiến hành tố

tụng rất khó để xác định người phạm tội có ý định bỏ trốn hay không để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự với họ. Bên cạnh đó, làm sao để chứng minh người phạm tội bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cũng trở thành thách thức với các cơ quan tiến hành tố tụng trong q trình giải quyết loại án này bởi có trường hợp xác định chính xác là người phạm tội bỏ trốn nhưng sau khi bị triệu tập, thậm chí là khi đã có quyết định khởi tố, họ cho rằng họ bỏ trốn khỏi địa phương là nhằm trốn tránh chủ nợ, sợ bị địi, bị siết nợ chứ khơng hề có ý định chiếm đoạt tài sản đã vay, mượn trước đó.

Ví dụ: Do có mối quan hệ quen biết từ trước, ngày 01/9/2018, Đào Ngọc K đến gặp chị Nguyễn Thị M vay số tiền 300.000.000 đồng để kinh doanh, thời hạn vay là một tháng, lãi suất tính theo lãi suất Ngân hàng (K có giấy vay tiền và ký xác nhận). Đến thời hạn trả nợ, K lấy lý do làm ăn khó khăn nên chưa có tiền để trả. Nhiều lần chị M đến yêu cầu K trả tiền nhưng bị cáo không trả và bỏ vào Miền Nam để làm ăn, không liên lạc cho chị M biết. Do vậy, chị M đã làm đơn tố cáo đối với hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bị cáo K. Ngày 18/12/2019, M bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện BG khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số của Tịa án nhân dân huyện BG, quyết định: xử phạt Đào Ngọc K 02 năm 06 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo K kháng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ thể hiện, sau khi bỏ vào Miền Nam làm ăn, bị cáo K đã 3 lần trả tiền cho chị M với tổng số tiền là 40 triệu đồng thông qua chuyển khoản. Như vậy, Đào Ngọc K có thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng không đúng như cam kết đã thỏa thuận là có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng vay, nhưng cần phải điều tra làm rõ K có thủ đoạn gian dối, bỏ trốn hay có điều kiện về tài sản để trả nhưng cố tình khơng trả để xác định đúng hành vi và tội danh đối với K. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng K đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt số tiền 300.000.000 đồng và tuyên xử bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là chưa đảm bảo quy định pháp luật, chưa đủ căn cứ vững chắc để kết tội bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy tồn

bộ Bản án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân huyện BG; giao tồn bộ hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân huyện BG để điều tra lại theo thủ tục tố tụng chung.

Như vậy, để có đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong trường hợp này cần phải xác định đủ 2 yếu tố “bỏ trốn” và “có

mục đích chiếm đoạt tài sản”. Nếu đối tượng bỏ trốn với mục đích khác như để

tránh sự đe dọa của chủ nợ, để đến nơi khác làm ăn lấy tiền trả nợ hoặc để kéo dài thời hạn trả nợ thì trong những trường hợp này, dù có dấu hiệu bỏ trốn, nhưng không chứng minh được yếu tố chiếm đoạt tài sản thì cũng chưa đủ căn cứ để kết tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)