Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 27 - 29)

Mặt khách quan là mặt bên ngoài của tội phạm, nó là những biểu hiện khách quan mà bằng những giác quan của con người chúng ta có thể nhận biết được như: nhìn thấy được, nghe thấy được… Các dấu hiệu hợp thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện chi phối hành vi và hậu quả của hành vi. Ngồi ra, cịn các dấu hiệu khách quan khác như: thời gian, không gian, công cụ, phương tiện phạm tội…

Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của đối tượng bị tác động của tội phạm và do vậy, chính nó là ngun nhân gây thiệt hại cho quan hệ xã hội và cho khách thể của tội phạm. Hình thức thể hiện của hành vi khách quan được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động (làm hoặc không làm một việc).

Hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản mà người chủ tài sản đã tín nhiệm giao cho một cách ngay thẳng, hợp pháp. Việc giao tài sản thường thông qua một hợp đồng, hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng. Sau khi có tài sản trong tay, chủ thể thực hiện hành vi tiếp theo như gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của chủ tài sản, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả, hoặc sử dụng tài sản đó vào một mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản. Bên cạnh đó cũng phải xét đến tình tiết ý thức chiếm đoạn có trước hay sau khi được giao tài sản để định tội danh.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất, tức hậu quả thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi lạm dụng tín nhiệm gây ra không được phản ánh một cách trực tiếp mà được phản ánh thông qua đối tượng tác động của tội phạm đó là tài sản. Ở đây, quan hệ xã hội được luật hình sự bảo

vệ đã bị tội phạm xâm hại chính là quan hệ sở hữu. Do cấu thành và đặc điểm của Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, nên hành vi khách quan của tội này có các đặc điểm sau:

Việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một giao dịch hợp pháp và ngay thẳng, nghĩa là quan hệ giữa hai bên lúc này là quan hệ dân sự hoặc kinh tế với mong muốn mỗi bên đều đạt được lợi ích của mình từ giao dịch đó.

Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giữa bị hại và người phạm tội có quan hệ tài sản để làm một việc gì đó, trong đó người phạm tội có nghĩa vụ thực hiện xong hợp đồng phải hoàn trả tài sản cho chủ tài sản nhưng người phạm tội đã không thực hiện đúng nghĩa vụ hồn trả tài sản của mình một cách cố ý, bằng các thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả hoặc đã sử dụng tài sản đó một cách bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả tài sản.

Việc giao nhận tài sản giữa người bị hại và người phạm tội thơng qua hình thức hợp đồng có thể là hợp đồng viết hoặc thoả thuận miệng, có thể là hợp đồng dân sự hoặc hoặc hợp đồng kinh tế.

Sau khi nhận được tài sản của người bị hại bằng hình thức hợp đồng thì người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý như xố dấu tích việc nợ, huỷ bỏ các tài liệu, chứng cứ chứng minh nghĩa vụ thanh toán như giấy vay nợ, các cam kết hoặc che dấu hành vi chiếm đoạt bằng hiện trường giả như tạo hiện trường bị mất, để quên, bị cướp, bị người khác chiếm đoạt...

Nếu người phạm tội khơng có hành vi gian dối mà sau khi đã nhận được tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức khơng thanh tốn, khơng trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý thì cũng là hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người phạm tội cũng phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội

bỏ trốn mà khơng có ý thức chiếm đoạt thì khơng cấu thành tội phạm.

Nếu người phạm tội khơng có hành vi gian dối nhưng sau khi đã nhận được tài sản một cách hợp pháp, đến thời hạn trả lại tài sản, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả thì cũng là hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy trong điểm a Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015, nhà làm luật đã dự liệu 3 trường hợp mà nếu chứng minh được một trong ba trường hợp đó trong thực tế là phản ánh được ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Trường hợp thứ tư cũng bị coi là là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp, đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản. Ở điều khoản này không cần chứng minh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội, chỉ cần chứng minh được người phạm tội đã sử dụng tài sản một cách “bất hợp pháp” và đã mất khả năng thanh toán cho chủ sở hữu.

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên. Nếu trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải có các điệu kiện: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tội phạm được coi là hồn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả hoặc hồn tồn khơng có khả năng trả lại tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)