trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đơi khi cịn nhầm lẫn với một số tội phạm khác
Thứ nhất, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 174 BLHS). Đối với tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản là hành vi của người bằng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin đó là sự thật nên tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, để định tội này thì phải bảo đảm thỏa mãn hai điều kiện là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi gian dối là điều kiện để thực hiện hành vi chiếm đoạt hay hành vi gian dối xảy ra trước hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt chính là mục đích hướng tới của hành vi gian dối. Hành vi gian dối hay còn gọi là thủ đoạn gian dối có thể được thực hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau như sử dụng giấy tờ giả; giả danh người có chức vụ, quyền hạn; bằng lời nói, cách ăn mặc, ứng xử, phương tiện... làm cho người khác tin tưởng và cho rằng đó là sự thật, quá tin dẫn đến bị lừa, tự nguyện trao tài sản. Ngược lại, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sau khi có được tài sản một cách hợp
pháp, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Do cả 2 Điều luật này đều chứa đựng nội hàm gần giống nhau đó là: Đều có thủ đoạn gian dối tức là sự dối trá của người phạm tội; đều nhằm mục đích là chiếm đoạt tài sản; đều được chủ sở hữu sự tin tưởng và giao tài sản... nên thực tế áp dụng 2 Điều luật trên cịn có nhầm lẫn dẫn đến việc phải thay đổi khởi tố vụ án hình sự, thay đổi khởi tố bị can.
Đây là hai loại tội phạm có cấu thành gần giống nhau, dấu hiệu ở yếu tố khách thể, chủ thể giống nhau, chỉ khác nhau một số nội dung về mặt chủ quan và khách quan của tội phạm. Chủ thể đều là chủ thể thường, khách thể đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu, mặt chủ quan có một điểm chung là đều chiếm đoạt tài sản của người khác với lỗi cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, từ lý luận và thực tiễn giải quyết các vụ án về những loại tội phạm này, đối tượng thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phải có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt trước khi nhận được tài sản cịn trong hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt sau khi đã nhận được tài sản.
Thứ hai, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS). Hành vi lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có thể biểu hiện ở các dạng như sau: Người phạm tội đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp về tinh thần đối với chủ tài sản buộc họ phải đưa tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác để chiếm đoạt tài sản, nhờ có chức vụ, quyền hạn được giao mà người phạm tội đã thực hiện được hành vi gian dối và chiếm đoạt tài sản của người khác.
Về hình thức, hành vi này tương tự như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng khác ở chỗ do có chức vụ, quyền hạn nên người phạm tội được chủ tài sản tin và giao tài sản. Sau khi có tài sản trong tay, người phạm tội đã chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản.
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người phạm tội được giao tài sản không phải dưới hình thức hợp đồng mà là người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm phương tiện để uy hiếp tinh thần đối với chủ tài sản hoặc người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi lừa dối, làm cho chủ tài sản tin là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội mà không biết.
Thứ ba, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 BLHS). Hai tội phạm này có yếu tố chủ thể
giống nhau, tức là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định, hành vi khách quan của tội sử dụng trái phép tài sản là thể hiện ở tự ý khai thác giá trị sử dụng của tài sản, mặc dù người phạm tội khơng có quyền sử dụng tài sản đó. Hành vi này khơng làm chủ tài sản mất quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ nhằm khai thác giá trị sử dụng của tài sản trong một thời gian nhất định, không nhằm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản của tội sử dụng trái phép tài sản khác với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội này khơng có sự chiếm đoạt mà chỉ sử dụng trái phép tài sản.
Thứ tư, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội tham ơ tài sản (Điều 353 BLHS). Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Có thể khẳng định hành vi chiếm đoạt tài sản đó gắn liền hoặc liên quan đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội khơng có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc khơng thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng. Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngồi Nhà nước. Chủ thể của tội tham ơ tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ
chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và khơng trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội tham ơ tài sản hay nói cách khác sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Đối với tài sản bị chiếm đoạt, nếu người thực hiện hành vi chiếm đoạt là người có trách nhiệm quản lý tài sản và họ đã chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý thì hành vi thực hiện cấu thành Tội tham ô tài sản, nhưng nếu người thực hiện hành vi chiếm đoạt khơng phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc một tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác. [27].
Ví dụ: Khoảng 12 giờ ngày 12/9/2019, tại Cụm công nghiệp làng nghề thuộc xã T, huyện B, tỉnh H, Nguyễn Thị M là thủ kho đã lợi dụng việc được giao quản lý tài sản của Công ty LN, M đã cùng với Vũ Hữu K, Nguyễn Hải C, Vũ Tuấn A có hành vi chiếm đoạt 08 máy phát điện của Công ty LN. Tổng trị giá tài sản chiếm đoạt là 114.000.000 đồng. Cơ quan điều tra Công tỉnh H đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với M, K, C, A về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và chuyển hồ sơ về cho các cơ quan tố tụng huyện B giải quyết theo thẩm quyền. VKSND huyện B đã truy tố các bị cáo về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán TAND huyện B xác định các cơ quan Điều tra và VKS có dấu hiệu khởi tố, truy tố sai tội danh đối với các bị cáo, bởi lẽ Bị cáo M là thủ kho của Cơng ty LN, mặc dù khơng có văn bản, quyết định bổ nhiệm công việc nhưng đã được Công ty LN giao nhiệm vụ làm thủ kho, giao chìa khóa kho hàng và đảm nhận việc quản lý kho lưu trữ và xuất nhập hàng hóa, có trách nhiệm quản lý, theo dõi số lượng từng loại máy móc, thiết bị từ khi nhập về đến khi xuất bán cho khách hàng và thực hiện việc xuất các loại hàng hóa theo đề nghị của NN là cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty LN. Bị cáo M đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của thủ kho tự ý lập phiếu xuất kho khi khơng có lệnh/phiếu đề nghị xuất kho từ cửa hàng NN,
không vào sổ ghi chép số lượng hàng hóa đã xuất kho, dùng thủ đoạn gian dối gạch xóa phiếu xuất kho đã lập để che giấu sự việc, cấu kết với bị cáo K, C, A vận chuyển tài sản ra ngồi phạm vi kho quản lý của Cơng ty LN nhằm chiếm đoạt và tiêu thụ tài sản. Hành vi của bị cáo M là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý, hành vi của các bị cáo cịn lại là thơng đồng, giúp sức cho bị cáo M thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả là thiệt hại về tài sản trị giá 114.000.000 đồng cho CN. Hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị cáo không chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của tổ chức (Công ty LN). Các bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra nhằm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa sau phần xét hỏi cơng khai tại phiên tịa đã trả hồ sơ vụ án cho VKSND huyện B để truy tố các bị cáo về tội Tham ô tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 353 BLHS. VKSND huyện B đã phải thay đổi tội danh theo quyết định trả hồ sơ của Tòa án.