Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 33 - 36)

dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã làm những việc vượt ra ngoài phạm vi chức vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật quy định để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn cùng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản, người thực hiện các hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp và đều có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản.

Tuy nhiên, với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội chiếm đoạt tài sản do chính họ đang quản lý cịn đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì tài sản do người khác quản lý.

Điểm khác nhau rõ nét nhất đó là về chủ thể của hai tội danh này. Nếu trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chủ thể là chủ thể thường, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, chủ thể ngoài các dấu hiệu trên còn bắt buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người khơng có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể là đồng phạm với vai trò người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức.

Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã thực hiện hành vi lạm dụng sự “tín nhiệm” của chủ tài sản, chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng. Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã lạm dụng “chức vụ, quyền hạn” uy hiếp tinh thần chủ tài sản hoặc gian dối hoặc dung thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản. Ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sự tín nhiệm có được từ uy tín của người phạm phạm tội, trong khi đó ở tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sự tín nhiệm lại bắt nguồn từ chức vụ, quyền hạn mà họ có.

Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình được giao trên cơ sở hợp đồng (lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản). Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình (chức vụ, quyền hạn được sử dụng như phương tiện để chiếm đoạt). Tuy nhiên, để phân biệt rõ trên thực tế, trường hợp nào chỉ sử dụng sự tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản và trường hợp nào sử dụng chức vụ, quyền hạn để lấy sự tín nhiệm của chủ tài sản lại là việc không dễ, cần căn cứ vào tổng hợp các tình tiết trong vụ án thực tế để xác định tội danh một cách chính xác.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn phân tích về những vấn đề lý luận về định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự. Nội dung chương 1 bao gồm:

Thứ nhất, về khái niệm định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được xác định đi từ khái niệm định tội danh nói chung, sau đó phân tích đến vấn đề định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đặc điểm nhất định giống với định tội danh nói chung và đặc điểm riêng của định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, về ý nghĩa, vai trò của định tội danh được thể hiện thông qua ý nghĩa của nó với vai trị đảm bảo hiệu lực hiệu quả của pháp luật hình sự trên thực tế, cũng như bảo đảm yếu tố đấu tranh, phòng chống tội phạm và bảo đảm bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

Thứ ba, về cơ sở của định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xuất phát từ các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có 4 dấu hiệu pháp lý gồm khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan với những đặc điểm riêng để từ đó khi định tội danh chúng ta xác định những dấu hiệu pháp lý này có phù hợp với u cầu địi hỏi cần thiết hay không.

Thứ tư, về sự phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và các tội danh khác có liên quan như tội tham ơ tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là cơ sở để chúng ta có thể định tội danh chính xác khi xử lý đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên thực tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)