Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 56 - 58)

đoạt tài sản

Như đã phân tích ở Chương 2, việc định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cịn có những hạn chế vướng mắc là do còn một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành cịn thiếu hồn thiện, chưa phù hợp với thực tiễn, do vậy việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hồn thiện những quy định của Bộ luật hình sự đảm bảo những quy định của pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý vững chắc, có vai trị quyết định đến chất lượng của hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Cụ thể:

Cần xem xem xét bỏ hành vi khách quan “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” khỏi cấu thành của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bởi lẽ: Trên thực tế, những người nhận được tài sản thơng qua các hình thức hợp đồng ngay thẳng (vay, mượn, thuê... tài sản) sau đó “bỏ trốn” (trốn khỏi nơi cư trú, nơi làm việc) sẽ thuộc một trong hai trường hợp:

Một là, người (vay, mượn, th... tài sản) vì một lý do nào đó đã khơng

còn khả năng trả lại tài sản. Trong trường hợp lý do đó là khách quan (như:

Kinh doanh thua lỗ...), hành vi “không trả lại tài sản” của người đó khơng có lỗi cố ý trực tiếp nên không phải là hành vi chiếm đoạt, việc người đó bỏ trốn chỉ là “bất đắc dĩ” do “vỡ nợ” chứ không phải là một thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Còn trong trường hợp lý do dẫn đến việc người đó khơng có khả năng trả lại tài sản là do lỗi chủ quan: Người đó đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (ví dụ: Đánh bạc, bn lậu...), thì hành vi này là hành vi chiếm đoạt, vì hành vi

sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là sự định đoạt trái pháp luật của chủ thể đối với tài sản không phải của mình (người đó đương nhiên nhận thức rõ được tính trái pháp luật này và do đó, hành vi này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp) và làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản; nhưng trường hợp này đã được quy định là một hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hai là, người (vay, mượn, thuê... tài sản) có khả năng trả lại tài sản nhưng bỏ trốn cùng với số tài sản nhận được.

Hành vi có khả năng trả lại tài sản nhưng bỏ trốn cùng với tài sản chính là việc người phạm tội có khả năng trả lại tài sản nhưng cố tình khơng trả, và đây chính là trường hợp “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng

nhưng cố tình khơng trả” đã được quy định trong cấu thành của điều luật.

Mặt khác, để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các cơ quan Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp tổng kết rút kinh nghiệm giải quyết án hình sự, trong đó có các vụ án về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đây thực chất là tổng kết việc áp dụng pháp luật trong hệ thống Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án theo những chủ đề nhất định và trong một thời gian nhất định. Có thể đưa ra các bản án, quyết định đã giải quyết về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trước đó được xem đúng đắn, chính xác, có tính chuẩn mực để làm tư liệu nghiên cứu cho toàn ngành và những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, có những sai lầm trong phân tích, đánh giá chứng cứ, sai lầm trong việc định tội danh, trong việc áp dụng pháp luật để các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng cùng rút kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Ngoài ra, trên cơ sở tổng kết việc áp dụng pháp luật trong công tác định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đưa ra những đánh giá thực chất về sự chính xác, phù hợp thực tiễn của các quy phạm pháp luật sau khi được Nhà nước ban hành: những quy phạm pháp luật nào phát huy tác dụng tốt; những quy phạm pháp luật nào

cịn mang tính chung chung, trừu tượng khó thực hiện để từ đề xuất với cơ quan lập pháp có hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)